Thu Lợi Từ Trồng Xen Ớt

Do diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường xen mì vào vườn cao su non nhưng làm đất bạc màu, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng.
Vì thế, những mô hình mới như xen đu đủ, đậu cô ve, ớt, dưa hấu... vào vườn cao su đang hấp dẫn nhà vườn bởi lợi ích kinh tế các loại cây này mang lại. Những năm gần đây, anh Phạm Văn Chí, quê ở tỉnh Đồng Nai, hiện đang tạm trú ấp An Tân, xã An Phú (Hớn Quản) đã tận dụng 2 ha vườn cao su non của gia đình người thân để trồng xen ớt sừng trâu.
Theo anh Chí, sau 4 tháng sinh trưởng, phát triển, ớt sẽ cho thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt, ớt sẽ cho thu 2 năm liên tục. Trồng, chăm sóc cây ớt, nông dân nên chú ý khâu làm đất tơi xốp, chủ động nguồn nước tưới, thường xuyên theo dõi bệnh về lá và cuống. Bón phân cũng phải đủ lượng, đúng thời điểm, không nên bón quá nhiều. Ban đầu chưa tìm được nguồn tiêu thụ nên anh bán lẻ tại các chợ,lãi ít.
Sau đó, anh đã tìm được bạn hàng. Đến kỳ thu hoạch, thương lái ở thành phố Hồ Chí Minh đến tận vườn mua rồi chở đi phân phối tại các chợ đầu mối. Anh Chí cho biết: Trung bình giá ớt 24 ngàn đồng/kg, với 2 ha ớt trồng xen sau khi trừ chi phí còn lãi gần 280 triệu đồng. Gần đây, giá ớt khá ổn định nên thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng xen khác. Năm nay, giá ớt đầu vụ 37 ngàn đồng/kg là tin vui đối với người trồng ớt.
Related news

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã đồng ý cho Công ty TNHH MTV Bò sữa TP Hồ Chí Minh triển khai dự án “Chăn nuôi bò giống, bò thịt tại tỉnh Lâm Đồng”.

Theo chân anh Nguyễn Xuân Danh cán bộ Nông lâm ngư diêm nghiệp xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Mỹ ở thôn 1, xã Xuân Hải với gần 7 năm trong nghề nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú cho hiệu quả.

Hạn chế được ô nhiễm môi trường, dễ áp dụng cho cả trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng hiệu quả kinh tế... đó là những hiệu quả tích cực mà người chăn nuôi heo trong tỉnh Hậu Giang nhận thấy được sau khi áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học.

Trước tình hình khô hạn khốc liệt đang xảy ra, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định vừa có văn bản gửi lãnh đạo Sở NN-PTNT đề nghị hỗ trợ khẩn cấp số kinh phí gần 550 triệu đồng để chống hạn cứu đàn cá giống bố mẹ gồm các loại: trắm, trôi, mè, chép, rô phi, bống tượng… đang được nuôi giữ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản xã Mỹ Châu (Phù Mỹ).

Cùng với nhiều chương trình tặng quà cho người dân, hướng về Trường Sa, Hoàng Sa, ngành ngân hàng đang triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ ngư dân. Nguồn tiền khoảng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân bám biển, với lãi suất ưu đãi 3%/năm đã sẵn sàng và có thể giải ngân bất cứ lúc nào khi có đầy đủ cơ sở pháp lý…