Dịch Cúm Gia Cầm Tiếp Tục Được Khống Chế

Chiều ngày 7/5 Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh do Bộ NN&PTNT chủ trì đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh ở gia cầm và lợn trên địa bàn cả nước.
Đến thời điểm này 3 loại dịch: dịch tai xanh, cúm gia cầm và lở mồm long móng đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, dịch cúm ở chim yến và gia cầm nhập lậu vẫn đang là vấn đề nổi cộm.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, 3 tuần qua, dịch lở mồm long móng hiện chỉ còn ở 1 tỉnh; dịch cúm gia cầm tiếp tục được khống chế. Dịch tai xanh được đánh giá là phức tạp hơn cả khi cả nước vẫn còn 5 tỉnh có ổ dịch chưa qua 21 ngày.
Vừa qua, Nam Định là địa phương thiệt hại nặng nhất đối với dịch tai xanh và cũng là địa phương có dich lan cũng rộng nhất. Tuy nhiên, đến thời điểm này, 10 xã tại Nam Định đã qua 5 - 7 ngày và 15 xã đã qua 8 - 16 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh. Mặc dù dịch bệnh đã giảm, nhưng cục thú y cũng khuyến cáo nguy cơ phát sinh là rất cao ở những địa bàn lân cận vùng dịch và vùng có ổ dịch cũ.
Theo chỉ đạo của Bộ NN & PTNT, việc ngăn chặn dịch cúm A cần tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa vì liên quan đến con người. Trong đó ngăn chặn virus cúm H7N9 từ Trung Quốc hiện đã được Bộ NN & PTNT và Bộ Y tế lên kế hoạch hành động chung. Điều đáng lo ngại là trong 2 tuần qua, tại Quảng Ninh, Lạng Sơn các lực lượng chức năng và công an vẫn bắt được số lượng lớn lợn, gà, vịt giống nhập lậu.
Liên quan đến đàn chim yến bị cúm H5N1, Cục thú y cho biết hiện đã khống chế dịch thành công. Tại Ninh Thuận nơi xảy ra dịch đã không còn chim ốm. Số lượng chim yến chết và phải tiêu hủy là gần 15.000 con.
Cuối tháng 5, ngành nông nghiệp và tỉnh Ninh Thuận sẽ tổng kết rút kinh nghiệm và đưa ra thông tư quy định tạm thời về nghề dẫn dụ chim yến và khai thác tổ yến. Trước mắt các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền về dịch bệnh và phòng bệnh chủ động bằng vaccine cho vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Do 2 năm liên tục bị lỗ, nên nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung sau khi thu hoạch xong đã phá bỏ ruộng mía để chuyển sang nuôi tôm, trồng bắp lai, khoai lang, ổi… Dự kiến vụ mía 2014-2015 sẽ có hơn 500ha mía bị phá bỏ. Theo kế hoạch đến năm 2020, huyện Cù Lao Dung sẽ giảm từ 8.215ha mía hiện nay xuống còn khoảng 4.000ha, bởi cây mía ngày càng kém hiệu quả.

Gần đây, được sự hỗ trợ vốn từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương, nhiều nông dân ở xã An Sơn, TX.Thuận An đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao.

Thanh long được coi là cây xóa đói giảm nghèo và cũng là cây làm giàu của Bình Thuận. Những năm qua, cây thanh long đã mang lại kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh và cũng làm thay đổi diện mạo nhiều vùng đất đai kém màu mỡ ở đây. Từ hiệu quả trông thấy, cây thanh long đang tiếp tục được đầu tư phát triển trên vùng đất nắng gió này.

Hiện nay, môi trường nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trong tỉnh Phú Yên không ổn định; độ mặn và độ kiềm trong nước rất thấp; ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh cũng được phát hiện ở các vùng nuôi. Ngoài ra, bệnh tôm nuôi cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại các vùng nuôi thuộc huyện Tuy An…

Nuôi bò sữa ở vùng ngoại thành TPHCM đạt hiệu quả khá cao. Nhưng do tốc độ đô thị hóa và lao động ngày càng khan hiếm, nên người nuôi bò sữa TP từng bước cơ giới hóa các khâu. Giờ đây, các hộ nuôi bò sữa bắt đầu thấy rõ lợi ích việc sử dụng thiết bị khâu vắt sữa.