Thu lãi tiền tỷ mỗi ha gừng
Những ngày này tại Thới Bình, khi gừng mới bắt đầu tươi tốt, thương lái đã tìm vào tận vườn đặt tiền cọc.
Ông Đào Công Bảy ở ấp 6 La Cua khoe mô hình trồng gừng đã giúp người dân địa phương như “sống lại”, vì vào cùng khoảng thời gian trước đó, khi Nhà máy đường Thới Bình đóng cửa, thương lái không thu mua mía và khi mua trở lại thì giá mía cũng rớt thê thảm. Hơn 140ha mía ở ấp chỉ được thu hoạch phân nửa diện tích, đa phần hộ trồng đều chịu lỗ nặng… Rất may, khi đó giá gừng bắt đầu tăng nhanh, nhiều hộ trồng mía đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại cây này.
Theo thống kê, năm 2014, ấp 6 La Cua ngoài mía còn có trên 22ha trồng gừng. Trung bình 1.000m2 đất trồng, người dân lãi hơn 100 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Thấy được lợi nhuận, hiện nhiều hộ dân ở đây đã mở rộng mô hình trồng.
Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Thới Bình - Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, toàn huyện có khoảng 200 ha đất trồng gừng, bình quân mỗi hộ dân chi phí đầu tư khoảng 300 - 400 triệu đồng cho một ha. Với giá mà thương lái đặt cọc và đồng ý thu mua hiện từ 180 đến 200 triệu đồng một công (1.000m2) như hiện nay, mỗi ha gừng người dân thu lãi không dưới một tỷ đồng, gấp 10 lần so với trồng mía trước đây.
Có thể bạn quan tâm
Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.
Dù đã phát triển hơn mười năm, nhưng mô hình trồng nấm rơm vẫn chỉ dừng lại ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Nhân rộng mô hình trồng nấm, góp phần phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm
Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.
Liên tục sau hai năm rớt giá, đầu vụ thu hoạch sắn năm nay, nhiều người dân huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khấp khởi mừng thầm khi giá sắn chạm ngưỡng 1.700 đồng/kg (giá thu mua tại nhà máy). Thế nhưng "mừng chưa kịp no", liên tục hai cơn bão ập đến đã khiến người trồng sắn lao đao...
UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) đang phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng “Chuyển đổi cơ cấu lúa – tôm” tại xã Phú Thuận. Dự án có diện tích quy hoạch dự kiến 502 héc-ta, gồm 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, vốn đầu tư 37 tỷ đồng. Mục tiêu dự án nhằm chủ động tạo nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.