Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ Phú Rừng Trồng FSC

Tỷ Phú Rừng Trồng FSC
Ngày đăng: 22/10/2014

Ông Hoàng Đức Doanh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị cho biết, bình quân mỗi năm diện tích rừng trồng mới trên địa bàn tỉnh đạt 5.000 ha. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mới rừng, tỉnh Quảng Trị đã chú trọng phát triển lâm nghiệp bền vững.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10.035 ha rừng đã được tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ FSC, chiếm 25% tổng diện tích rừng có chứng chỉ trên toàn quốc. Theo kế hoạch đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ phấn đấu có khoảng 15.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC.

Người đi tiên phong trên vùng gò đồi Tây Gio Linh trồng rừng đạt chứng chỉ FSC là cựu chiến binh Lê Biên Hòa ở xã Trung Sơn. Từ năm 1997, khi huyện Gio Linh triển khai Dự án trồng rừng Việt- Đức, gia đình ông Hòa được nhận 4 ha rừng.

Lúc bấy giờ, người dân ít quan tâm đến khâu bón phân cho cây nhưng riêng ông lại đặc biệt tuân thủ kỹ thuật trồng đã được hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ, nhờ vậy 4 ha rừng của ông phát triển khá tốt. Ông lại mạnh dạn xin cấp thêm 10 ha đất đồi, đầu tư vốn mua cây giống, phân bón, thuê nhân công trồng cây keo lai F1.

Qua sáu năm chăm sóc 10 ha rừng, lứa gỗ đầu tiên mang về cho ông nguồn thu nhập khá. Từ đó, ông tiếp tục vay thêm 80 triệu đồng mua 15 ha đất rừng trị giá gần 300 triệu đồng để tiếp tục mở rộng quy mô trồng rừng.

Sau quá trình khảo sát và nhận thấy tiềm năng về diện tích rừng của hộ gia đình ông Hòa, các chuyên gia của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) quyết định hỗ trợ và giúp ông Hòa tham gia vào Dự án “Quản lý rừng và kinh doanh lâm sản bền vững”, bắt đầu triển khai vào năm 2007 thí điểm tại 5 thôn thuộc 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh. Vào thời điểm đó, mỗi héc ta rừng trồng 6 năm tuổi chỉ bán được từ 35-40 triệu đồng, nhưng sau khi tham gia dự án với khoảng thời gian kéo dài thêm hai năm nữa, kết quả là mỗi héc ta rừng được bán với giá lên tới 97 triệu đồng.

Điều quan trọng là số diện tích rừng trồng gần 30 ha của gia đình ông Hòa đã được Hội đồng Quản lý rừng (FSC) cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rừng bền vững-một thương hiệu uy tín hàng đầu cho phép kết nối các khu rừng với thị trường nội thất gỗ toàn cầu.

Để rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC, theo quy định hộ dân trồng rừng phải cam kết trồng rừng tuân thủ theo 10 nguyên tắc, trong đó có 54 tiêu chí do các tổ chức quốc tế về cấp chứng chỉ rừng FSC qui định. Trong đó, các tiêu chí đặc biệt quan trọng là cấm săn bắt động vật hoang dã; không được dùng máy cày, san ủi đất vì như thế sẽ ảnh hưởng đến thực bì, làm nghèo chất dinh dưỡng trong đất; giữ lại trên 5% cây bản địa; không được sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học gây hại môi trường; không được sử dụng lao động trẻ em; sau khi khai thác không được đốt rừng…

Đặc biệt, rừng phải khai thác đúng thời hạn, nghiêm cấm khai thác trước thời gian rừng 8 năm tuổi. Những năm đầu mới tham gia dự án, các chuyên gia Đức đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, từ lý thuyết đến thực tế tại chính rừng trồng, theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Nhờ vậy việc trồng rừng được nâng cao hiệu quả. Đối với mỗi diện tích rừng trồng, đặc biệt chú ý đến khâu tỉa thưa.

Thông thường, trên diện tích 1 ha trồng khoảng 1.600 cây được chừng 5 năm tuổi thì ông Hòa thực hiện tỉa thưa, bỏ bớt những cây không đạt chất lượng, còn lại khoảng 700- 800 cây là chuẩn, trong đó có những cây đạt chiều cao 30 m, đường kính 20-25 cm.

Hiệu qủa kinh tế mang lại sau khi tham gia trồng rừng theo chứng chỉ FSC với sự tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về quy trình kỹ thuật đến năm 2010, ông Hòa bán 4 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC và đầu năm 2014, ông vừa cho khai thác 10 ha rừng thu về gần 3 tỷ đồng.

Trừ các khoản chi phí, 10 ha rừng đem lại cho gia đình ông khoản lãi ròng hơn 2,2 tỷ đồng. Ông Hòa phấn khởi chia sẻ: “Không riêng gia đình tôi mà các hộ tham gia dự án đều nhận thấy được lợi rất lớn từ việc tham gia trồng rừng có chứng chỉ FSC là đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần, đồng thời đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường”.

Với những kinh nghiệm thực tiễn và hiệu quả thu được từ trồng rừng theo đúng tiêu chuẩn chứng chỉ FSC, ông Hòa vinh dự được mời dự hội thảo về trồng rừng ở một số nơi trong nước để truyền đạt kinh nghiệm. Đặc biệt, sau chuyến đi hội thảo về rừng bền vững tại Malaysia đã giúp ông học hỏi được nhiều điều bổ ích.

Ông Hòa đặt ra mục tiêu là áp dụng các giống mới và tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật chăm sóc rừng để phấn đấu 10 năm sau nâng chất lượng rừng của mình đạt mức giá bán 300 triệu đồng/ha. Bằng sự quyết tâm cao cùng với sự cần cù, năng động, tin rằng cựu chiến binh Lê Biên Hòa sẽ tiếp tục gặt hái những thành công trong việc trồng rừng theo tiêu chuẩn chứng chỉ FSC.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Quảng Ngãi Tiếp Tục Trúng Đậm Cá Ngừ, Ruốc Và Cá Cơm Ngư Dân Quảng Ngãi Tiếp Tục Trúng Đậm Cá Ngừ, Ruốc Và Cá Cơm

Một tuần qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở xã Bình Thạnh, Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.

04/03/2014
Ngư Dân Phú Yên Trúng Lớn Tôm Hùm Nhí Ngư Dân Phú Yên Trúng Lớn Tôm Hùm Nhí

Ngày 2.3, Phòng NNPTNT huyện Tuy An cho biết, từ nửa tháng qua, ngư dân ven biển của huyện có thu nhập khá cao từ nghề mành tôm hùm con (to bằng đầu đũa) để cung cấp giống cho các vùng nuôi tôm hùm thương phẩm.

04/03/2014
Bệnh Trắng Lá Mía Và Biện Pháp Quản Lý Bệnh Trắng Lá Mía Và Biện Pháp Quản Lý

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đài Loan năm 1958, ở Ấn Độ và Thái Lan năm 1964. Hiện bệnh này chủ yếu thấy xuất hiện ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nặng cho SX mía nguyên liệu.

04/03/2014
Kỹ Thuật Vệ Sinh, Sát Trùng Chuồng Trại Kỹ Thuật Vệ Sinh, Sát Trùng Chuồng Trại

Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm gần đây cũng như hiện tại, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm H5N1, H7N9…

04/03/2014
Tiêu Độc, Khử Trùng Bảo Vệ Đàn Vật Nuôi Tiêu Độc, Khử Trùng Bảo Vệ Đàn Vật Nuôi

Cùng với tiêm phòng, phun hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi được coi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong phòng chống dịch; có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ cho cả đàn vật nuôi, cắt đứt mầm bệnh có thể xâm nhập và gây hại. Theo quyết định của UBND tỉnh, từ ngày 28/2 đến ngày 28/3, sẽ tiến hành chiến dịch phun khử trùng tiêu độc trên địa bàn toàn tỉnh.

04/03/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.