Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Ethanol Nhiên Liệu Cần Sự Phối Hợp Giữa Doanh Nghiệp Và Nhà Nông

Sản Xuất Ethanol Nhiên Liệu Cần Sự Phối Hợp Giữa Doanh Nghiệp Và Nhà Nông
Ngày đăng: 22/10/2014

Giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất athanol nhiên liệu bền vững? Đó là những nội dung được đem ra bàn thảo tại hội nghị “Xây dựng giải pháp thúc đẩy sản xuất ethanol nhiên liệu bền vững” được Bộ NN&PTNT tổ chức vào sáng 21.10 tại Nhà máy Sản xuất Bio-Ethanol nhiên liệu Dung Quất.

Nghịch lý thiếu thừa

Với sản lượng sắn hàng năm khoảng gần 10 triệu tấn củ tươi, trong đó tiêu dùng trực tiếp và sử dụng cho chế biến thức ăn chăn nuôi khoảng 1,5 triệu tấn, chế biến tinh bột sắn 4,5 triệu tấn, còn lại 4 triệu tấn sắn lát khô, chủ yếu xuất khẩu và một phần để sản xuất ethanol.

Năng suất sắn trung bình của Việt Nam chỉ tương đương 50% năng suất sắn của Ấn Độ, thấp hơn Indonesia và Thái Lan. Hiện ở Việt Nam có 7 nhà máy sản xuất cồn sinh học với tổng công suất thiết kế 635 triệu/lít/năm.

Tuy nhiên các nhà máy không đủ nhiên liệu để hoạt động và do khó khăn về tài chính, thị trường nên mới phát huy được 60% công suất thiết kế. Đó là nghịch lý đối với ngành sản xuất nhiêu liệu sinh học ethanol của nước ta.

Tới đây, nếu toàn bộ 7 nhà máy sản xuất ethanol hoạt động hết công suất sẽ tiêu thụ hết sản lượng sắn lát khô trong nước, không cần phải xuất khẩu sang Trung Quốc với giá trị tăng thấp và nhiều rủi ro.

Tính đến thời điểm này, tổng năng lực sản xuất ethanol để pha chế xăng E5 của các doanh nghiệp trên cả nước là  239.000 tấn/năm đủ để pha chế 4,78 triệu tấn xăng E5 khi các nhà máy hoạt động đủ 100% công suất.

Cùng với việc các nhà máy đang được đầu tư xây dựng chuẩn bị đưa vào hoạt động, khả năng cung cấp ethanol để pha chế xăng E5 và E10 trong các năm tới là hoàn toàn có thể.

Hiện nay, Tổng Công ty Dầu (PV Oil) đã tích cực triển khai hệ thống phân phối nhiên liệu sinh học với 143 cửa hàng xăng dầu đang bán tại 38 tỉnh, thành trên cả nước.

Theo Công ty CP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung, từ năm 2012 đến 9.2014,  tổng sản lượng tiêu thụ của Nhà máy khoảng 50.000m3 ethanol, thị phần nhiên liệu nội địa chỉ chiếm khoảng chưa đầy 7% tổng sản lượng tiêu thụ.

Vì chưa có thị phần tiêu thụ nội địa nên Nhà máy cũng như các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học nội địa khác phải tiêu thụ trong tình trạng bị buộc phải xuất khẩu và không có lợi thế cạnh tranh về giá với các nguồn cung lớn như Thái Lan, Mỹ, Brazil…

Ông Đào Minh Hường- Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi nêu lên thực trạng: Hiện diện tích sắn ở Quảng Ngãi giảm đáng kể, còn khoảng 18.000 ha, năng suất nhiều vùng chỉ khoảng 17-18 tấn/ha, thậm chí ở miền núi chỉ 11 tấn/ha. Dân không biết làm gì mới trồng sắn. Đầu ra của cây sắn bấp bênh, nông dân bán cho tư thương và bị ép giá.

Trong khi đó, các nhà máy sản xuất ethanol rơi vào cảnh thừa nguyên liệu của tháng này nhưng thiếu ở những tháng sau. “Đó là một trong những thách thức đối với nhà máy sản xuất nguyên liệu ethanol sinh học”- ông Vũ Kiên Chỉnh- Giám đốc Nhà máy Sản xuất Ethanol Tùng Lâm (Đồng Nai) cho hay.

Giải pháp nào?

Nếu để tình trạng hoạt động, kinh doanh của các nhà máy sản xuất Bio Ethanol như hiện nay rất khó mà chiếm lĩnh thị trường. Bài toán đặt ra làm sao cùng một diện tích, mà đem lại hiệu quả cho người trồng lẫn doanh nghiệp là vấn đề đang đặt ra.

Để giải quyết vấn đề này, theo ông Đào Minh Hường, thành công hay công phụ thuộc chủ yếu vào sự bắt tay của hai nhà doanh nghiệp và nhà nông. Tại sao không phải là tổ hợp tác, nhóm nông dân bán trực tiếp cho nhà máy mà phải qua nhiều khâu trung gian?

Nếu doanh nghiệp không đồng hành cùng nhà nông, không ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, chắc chắn diện tích sắn sẽ tiếp tục giảm.

Về năng suất và chất lượng tinh bột, ông Hường cam kết, ngành nông nghiệp sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giống để nông dân đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhà máy.

Ông Vũ Kiên Chỉnh kiến nghị: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp. Hiện nay, giá sắn rất bồng bềnh, không tạo ra được mối quan hệ cộng sinh giữa doanh nghiệp và người nông dân.

Thực tế, giá sắn nhập thấp hơn so với giá sắn trong nước bởi người ta năng suất cao nên bán rẻ, còn sắn Việt Nam năng suất thấp phải bán giá cao mới có lãi. Chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh được với Trung Quốc, Thái Lan, Pakitan trong chuyện sản xuất ethanol nếu năng suất sắn đạt 30 tấn/ha. Xăng sinh học phải trợ giá để rẻ hơn xăng thường mới thu hút nông dân sử dụng.

“Tại Trung Quốc, nhà máy sản xuất 1 tấn ethanol, Nhà nước hỗ trợ 200 USD, nếu cho 70 USD, tôi sẽ đánh bại được Trung Quốc. Vậy tại sao Chính phủ không ủng hộ chúng tôi?”- ông Chỉnh nhấn mạnh.

Theo ông Đoàn Xuân Hòa- Phó Cục trưởng Cục chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT), sắp tới, Bộ sẽ đề xuất Chính phủ xây dựng các mô hình liên kết giữa nhà nông và đơn vị sản xuất ethanol, ban hành chính sách giúp cho các nhà máy tiêu thụ các sản phẩm theo lộ trình của Chính phủ.

Đặc biệt, Bộ cũng đề xuất Chính phủ cho phép chương trình truyền thông sâu rộng để người dân hiểu và ủng hộ. Đồng thời có chính sách bổ sung nhiên liệu từ ngành mía đường cho ethanol, với mong muốn tạo dựng ngành nhiên liệu ethanol bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Gấc Ở Tân Phước (Tiền Giang) Trồng Gấc Ở Tân Phước (Tiền Giang)

Hiện nay tại xã Tân Lập I, huyện Tân Phước (Tiền Giang) có trên 22 hộ trồng gấc với diện tích là 3,5 ha, trong đó đã có 15 hộ cây gấc đã cho thu hoạch trái, số hộ còn lại mới vừa trồng loại cây này. Được biết hiện nay giá gấc đang được thương lái thu mua với giá khá cao, trọng lượng trái gấc từ 800 gram trở lên có giá 15.000 đồng/kg, còn nhẹ hơn thì dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg.

13/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Rắn Mối Và Thỏ Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Rắn Mối Và Thỏ

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, bà Trần Thoại Phương (thôn Phước Tân, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) đã học hỏi kinh nghiệm nuôi rắn mối. Từ nguồn lãi nuôi rắn mối, bà đầu tư mở thêm trại nuôi thỏ. Nhờ thế, mỗi tháng, trang trại của bà cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

04/10/2013
Thử Nghiệm Nuôi Gà Tàu Vàng Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Hậu Giang Thử Nghiệm Nuôi Gà Tàu Vàng Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Hậu Giang

Tuần qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức xét duyệt đề cương đề tài “Ảnh hưởng của đệm lót sinh học lên năng suất và môi trường nuôi gà Tàu Vàng tại tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thiết, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.

31/05/2013
Thủ Tướng Phê Duyệt Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Thủ Tướng Phê Duyệt Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Ngày 10.6, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

13/06/2013
Chăn Nuôi Gia Cầm Có Dấu Hiệu Khởi Sắc Chăn Nuôi Gia Cầm Có Dấu Hiệu Khởi Sắc

Đến thời điểm hiện nay, chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định và đang có dấu hiệu khởi sắc. Tập trung chủ yếu ở đàn gà công nghiệp do các hộ và trang trại hợp đồng nuôi cho một số doanh nghiệp nước ngoài nên có đầu ra ổn định.

07/10/2013