Thu lãi tiền tỷ mỗi ha gừng

Những ngày này tại Thới Bình, khi gừng mới bắt đầu tươi tốt, thương lái đã tìm vào tận vườn đặt tiền cọc.
Ông Đào Công Bảy ở ấp 6 La Cua khoe mô hình trồng gừng đã giúp người dân địa phương như “sống lại”, vì vào cùng khoảng thời gian trước đó, khi Nhà máy đường Thới Bình đóng cửa, thương lái không thu mua mía và khi mua trở lại thì giá mía cũng rớt thê thảm. Hơn 140ha mía ở ấp chỉ được thu hoạch phân nửa diện tích, đa phần hộ trồng đều chịu lỗ nặng… Rất may, khi đó giá gừng bắt đầu tăng nhanh, nhiều hộ trồng mía đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại cây này.
Theo thống kê, năm 2014, ấp 6 La Cua ngoài mía còn có trên 22ha trồng gừng. Trung bình 1.000m2 đất trồng, người dân lãi hơn 100 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Thấy được lợi nhuận, hiện nhiều hộ dân ở đây đã mở rộng mô hình trồng.
Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Thới Bình - Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, toàn huyện có khoảng 200 ha đất trồng gừng, bình quân mỗi hộ dân chi phí đầu tư khoảng 300 - 400 triệu đồng cho một ha. Với giá mà thương lái đặt cọc và đồng ý thu mua hiện từ 180 đến 200 triệu đồng một công (1.000m2) như hiện nay, mỗi ha gừng người dân thu lãi không dưới một tỷ đồng, gấp 10 lần so với trồng mía trước đây.
Related news

Theo UBND huyện Krông Nô, hàng năm, địa phương có trên 2.700 ha lúa nước vụ hè thu, 1.795 ha lúa nước vụ đông xuân và hơn 1.900 ha ngô. Những năm gần đây, việc đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã đưa lại những hiệu quả kinh tế lớn.

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

Đến thời điểm này đã có 12 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, như điện thoại các loại và linh kiện; dệt may; giày dép; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dầu thô; thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ; cà phê; gạo...

Cuối tháng 5, nông dân huyện Mường Chà bước vào những ngày thu hoạch cuối cùng của vụ lúa đông xuân. Vụ này Mường Chà được mùa, mang lại niềm vui lớn cho người nông dân. Trong các thôn bản, bà con tận dụng từng khoảng trống bằng phẳng, tranh thủ trời nắng để phơi lúa.

Đó là khẳng định của ông Phan Đức Tú- Tổng giám đốc ngân hàng BIDV Việt Nam tại buổi tọa đàm triển khai chương trình tín dụng khai thác hải sản xa bờ năm 2014, do BIDV Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ngãi chủ trì vào chiều 3.6. Đây là chương trình được hầu hết các ngư dân đồng lòng ủng hộ với những ưu đãi chưa từng có.