Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Hoạch Thủy Sản Thất Thoát Đến 25%

Thu Hoạch Thủy Sản Thất Thoát Đến 25%
Ngày đăng: 18/04/2013

Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong lĩnh vực thủy sản hiện là 20 - 25% đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu công nghệ bảo quản cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân. Bên cạnh đó, ngư dân cũng rất cần được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch.

Nhận thức của ngư dân về bảo quản hạn chế khiến chất lượng hải sản suy giảm, gây tổn thất lớn.

Tại cuộc họp bàn về biện pháp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với hải sản ngày 17/4, ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cho biết chất lượng hầm bảo quản làm bằng xốp và chất lượng nước đá không đảm bảo, xử lý sơ chế không đúng cách và thời gian bảo quản dài ngày trên biển đã làm giảm chất lượng hải sản.

Còn đối với sản phẩm có giá trị thấp, ngư dân hầu như không quan tâm, nên chất lượng kém cũng khiến tổn thất sau thu hoạch còn cao. Bên cạnh đó, tiểu thương thu mua theo phương thức đổ đồng nên khiến ngư dân không quan tâm nhiều đến bảo quản.

Trong khi đó, đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng cảng cá, cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá còn hạn chế. Một số cảng cá, bến cá bị xuống cấp, không có khu tiếp nhận, phân loại hải sản, khoảng cách từ cầu cảng đến khu tiếp nhận xa nên sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng làm giảm chất lượng.

Đến cuối năm 2012, 24 địa phương ven biển có 2.073 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, trong đó 1.216 tàu làm dịch vụ thu gom thủy sản trên biển. Đầu tư cho bảo quản hiện bị hạn chế do khả năng tài chính cũng như nhận thức của ngư dân.

Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, trong khi nhiều ngư dân chưa có điều kiện đầu tư cho bảo quản thì việc tiếp cận vay vốn rất khó khăn. Do đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với thủy sản, nhất là với dịch vụ hậu cần thu gom, bảo quản và chế biến trên biển; cũng như hỗ trợ hình thành tổ đội sản xuất trên biển, liên kết giữa khai thác và dịch vụ hậu cần trên biển.

Để hỗ trợ ngư dân nâng cao chất lượng bảo quản, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu phương án cho ngư dân được vay vốn thế chấp bằng con tàu, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ một phần chi phí...

Trong thời gian tới, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia trình diễn các mô hình ứng dụng hiệu quả trang thiết bị, máy móc bảo quản theo hình thức hội nghị đầu bờ để nâng cao nhận thức cho ngư dân.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Kết Hợp Nuôi Cá - Lúa Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Mô Hình Kết Hợp Nuôi Cá - Lúa Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập

Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống với mật độ 5 con/m2 (cá rô đồng là chính, ghép thêm cá sặt rằn, cá chép và cá mè vinh), một phần thức ăn và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ nuôi và tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.

15/12/2014
Tổng Sản Lượng Khai Thác Hải Sản Trên 88.000 Tấn Tổng Sản Lượng Khai Thác Hải Sản Trên 88.000 Tấn

Trong năm 2014, ngư dân tỉnh Tiền Giang đã vượt qua khó khăn do thời tiết, bão lốc và những bất lợi trên biển, tổ chức bám ngư trường, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ... đã khai thác được trên 88.000 tấn hải sản phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, đạt 100,42% chỉ tiêu cả năm và tăng hơn 0,58% so cùng kỳ năm trước.

15/12/2014
Giá Sầu Riêng Giảm Mạnh Sau Thời Gian Giá Cao Liên Tục Giá Sầu Riêng Giảm Mạnh Sau Thời Gian Giá Cao Liên Tục

Vào tháng 10, giá sầu riêng bắt đầu tăng giá cao trên 60.000 đồng/kg, đặc biệt vào những ngày tháng 11 giá sầu riêng cao kỷ lục, thương lái đến tận vườn mua sầu riêng Ri 6 và Mongthong trên 100.000 đồng/kg, người dân rất phấn khởi.

15/12/2014
Trồng Khoai Mỡ Sớm Bán Có Giá Trồng Khoai Mỡ Sớm Bán Có Giá

Ông Lê Văn Mãnh, ngụ ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ (Tân Phước) vui mừng vì vừa thu hoạch 3.000 m2 khoai mỡ trúng giá. Tại thời điểm này thương lái đến tận ruộng mua với giá 14.000 đồng/kg. Năng suất đạt 3 tấn/1.000 m2, thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Còn lại 2.000 m2 trồng sau, cũng sắp cho thu hoạch.

15/12/2014
Nhiều Phương Thức Liên Kết Sản Xuất Lúa Nhiều Phương Thức Liên Kết Sản Xuất Lúa

Là đơn vị tham gia liên kết sản xuất lúa từ nhiều năm nay và cũng là một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu gạo có quy mô lớn nhất của tỉnh hiện nay, Công ty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) đã triển khai chương trình liên kết sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2014 - 2015 với nhiều điểm mới. Ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Tigifood cho biết, điểm mới thứ nhất là quy mô diện tích được ký hợp đồng liên kết sản xuất lúa được mở rộng chưa từng có.

15/12/2014