Thu Hoạch Nhanh Gọn Vụ Xuân, Chủ Động Sản Xuất Vụ Mùa, Vụ Đông
Vụ đông xuân 2013-2014, tranh thủ thời tiết thuận lợi, có mưa đều rải vụ, sâu bệnh ít cộng với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành và nỗ lực của bà con nông dân nên kết quả sản xuất hai vụ được mùa.
Vụ đông cả tỉnh gieo trồng được trên 8,93 ngàn ha ngô đông, năng suất bình quân đạt 46,2 tạ/ha, sản lượng gần 4,13 vạn tấn, giảm 1,4 ngàn tấn so với vụ đông 2012-2013. Vụ chiêm xuân năm nay toàn tỉnh gieo cấy được 37,02 ngàn ha, bằng gần 103% KH; trong đó lúa lai chiếm 53,3% diện tích; diện tích áp dụng kỹ thuật SRI 13,28 ngàn ha…
Qua thu hoạch, đánh giá chung năng suất bình quân ước đạt trên 58 tạ/ha. Trong vụ xuân, các huyện, thành, thị còn trồng được gần 5,7 ngàn ha ngô, 3,7 ngàn ha lạc và gần 4,15 ngàn ha khoai, rau màu khác. Đây là vụ được mùa, tuy vậy do diễn biến, tác động của thời tiết phải từ 15 đến 20-6 các địa phương mới cơ bản thu hoạch xong vụ lúa xuân để triển khai sản xuất vụ mùa, vụ đông.
Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay cả tỉnh gieo trồng 33 ngàn ha lúa, trong đó lúa lai 15 ngàn ha, SRI 11 ngàn ha để phấn đấu đạt năng suất 51 tạ/ha, sản lượng gần 17 vạn tấn; lúa tái sinh 1.570ha; 1.570ha ngô, phấn đấu thâm canh để đạt năng suất 45 tạ/ha, sản lượng trên 16 vạn tấn; 1.050ha lạc, 3.400ha rau màu các loại… Vụ đông gieo trồng 10.100 ha ngô, 4.500 ha rau màu các loại…
Theo nhận định của ngành khí tượng thuỷ văn, vụ mùa năm nay, do tác động của biến đổi khí hậu nên nền nhiệt độ có thể cao hơn trung bình nhiều năm, sẽ có 4-5 cơn bão lớn và 3-4 đợt nắng nóng ảnh hưởng đến địa bàn nên thời tiết có khả năng diễn biến khó lường.
Cộng với đó giá nông sản vẫn ở mức thấp, giá vật tư, chi phí lao động còn cao, đồng ruộng manh mún… đó là những khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất. Do vậy để hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ chủ yếu:
Đối với công tác chỉ đạo, các địa phương cần theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết, nắm chắc cơ chế, chính sách, quán triệt rộng rãi đến nhân dân để vận dụng, xử lý kịp thời những khó khăn; tuyên truyền động viên nhân dân phát huy lợi thế sản xuất đạt kết quả cao nhất.
Trong sản xuất, từng địa phương cần rà soát lại kế hoạch, gắn với nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế ngành để lựa chọn, định hướng gieo cấy cho phù hợp. Trong đó chú trọng vận dụng, nhân rộng các mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích hợp nhất để mang lại hiệu quả.
Các ngành dịch vụ có kế hoạch cung ứng kịp thời các loại vật tư kỹ thuật đảm bảo sản xuất đúng khung lịch thời vụ, gieo cấy hết diện tích; trong đó cần mở rộng các hình thức mua phân bón NPK với Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, liên hệ với Công ty CP giống- vật tư kỹ thuật công nghệ cao để đưa một số giống mới vào sản xuất. Nhiều năm nay, lực lượng lao động nông thôn sút giảm về số lượng, chi phí nhân công lên cao; năm nay do thời vụ muộn nên áp lực lao động càng tăng, do vậy các địa phương cần đẩy mạnh áp dụng cơ giới trong các khâu sản xuất để khắc phục khó khăn về nhân lực, gieo cấy đảm bảo khung lịch thời vụ.
Các cơ quan quản lý Nhà nước, dịch vụ kỹ thuật khẩn trương tổng kết rút kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến, sớm đánh giá, tổng kết xây dựng cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, chính sách hỗ trợ nhân rộng, góp phần đẩy mạnh kế hoạch tái cơ cấu sản xuất của ngành, giúp nông dân ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, nhất là những kỹ thuật mới, mô hình tiên tiến như sản xuất lúa chét, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, làm đất tối thiểu, chương trình cơ giới trong nông nghiệp…
Việc bố trí cơ cấu sản xuất vụ mùa tác động rất lớn đến quỹ đất cho sản xuất vụ đông nên các địa phương cần chỉ đạo sát, nghiêm túc triển khai cơ cấu trà mùa sớm chiếm 45%, mùa trung 50%. Về kỹ thuật, trà mùa sớm cần gieo mạ từ ngày 5-15/6, để thu hoạch trước ngày 30/9 lấy quỹ đất trồng cây vụ đông; trà mùa trung gieo mạ từ ngày 20- 30/6 thu hoạch trước 15/10; trà muộn gieo mạ từ ngày 5-10/7 để thu hoạch trước 10/11.
Đi đôi với gieo cấy vụ mùa, vụ đông là cơ hội tốt để gieo trồng các cây rau, màu chất lượng cao. Vụ này cả tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng gần 15 ngàn ha, trong đó có 9 ngàn ha ngô đông, còn lại là rau màu. Thời gian qua, sản xuất rau màu phụ thuộc rất nhiều tác động thị trường, nhiều nơi thiếu gắn kết giữa sản xuất với tiêu thụ, không áp dụng biện pháp sản xuất an toàn nên hiệu quả rất thấp.
Vụ này, cùng với mở rộng diện tích, ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương cần xúc tiến quy hoạch vùng sản xuất, hợp đồng bao tiêu để đảm bảo an sinh xã hội, tăng hiệu quả sản xuất, góp phần từng bước sắp xếp lại, tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Từ đó, tôi nung nấu ý nghĩ phải thoát nghèo. Được sự hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước, nhất là chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ cuối năm 2004 với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tôi mạnh dạn đi vay, mượn, chuyển đổi 7 ha đất trồng lúa đồi sang trồng cà phê”.
Đi dọc các cánh đồng tôm trên địa bàn tỉnh vào thời điểm sắp sửa thu hoạch vụ 2, chúng tôi chứng kiến cảnh lều bạt chỏng chơ, ao nuôi hoang hóa. Nghề nuôi tôm một thời hưng thịnh với diện tích hơn 2.000ha ao nuôi nay lâm vào cảnh tiêu điều.
Sáng ngày 8/8, Hội Thủy sản Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao Giấy chứng nhận Global GAP cho nhóm nông hộ nuôi cá tra (còn gọi là tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh), gồm: ông Giang Văn Bảy, ông Nguyễn Văn Hồng, ông Trần Văn Truyền, xã Tân Hòa, Tiểu Cần; ông Lê Văn Thắng, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tổng diện tích nuôi hơn 10.000ha.
Trong bối cảnh hàng loạt nông sản của VN rớt giá, cái tên mắc-ca gần đây được nhắc đến nhiều hơn như một loại cây trồng có lợi nhuận cao và có thể mang về hàng tỉ USD mỗi năm. Nhưng đây là loại cây thế nào và có thật sự dễ dàng kiếm tiền như vậy?
Cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (thịt trắng, trọng lượng 0,8 - 0,9 kg/con) hiện chỉ còn 25.000 - 26.000 đồng/kg; cá có chất lượng thịt thấp hơn (thịt vàng) chỉ còn 24.000 - 24.500 đồng/kg, thậm chí có nơi rớt xuống mức giá 21.000 - 22.000 đồng/kg như vào thời kỳ tháng 5 năm nay, khi thừa mứa cá, rớt giá thê thảm.