Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Cách Để Tiết Kiệm Chi Phí Năng Lượng

Nhiều Cách Để Tiết Kiệm Chi Phí Năng Lượng
Ngày đăng: 10/03/2012

Trao đổi với Dân Việt, GS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho biết: Để giảm thiểu gánh nặng do giá xăng dầu, điện... tăng, bà con nông dân có thể thay đổi nguồn nhiên liệu sử dụng hàng ngày và sử dụng theo cách tiết kiệm...

Cụ thể là chúng ta có thể thay đổi như thế nào?

- Thay vì đun nấu từ nước lạnh để dùng có thể thay bằng nguồn nước nóng tạo ra từ năng lượng mặt trời đã ở mức 60- 70 độ C. Thay các bóng đèn tiêu thụ điện năng lớn hiện có bằng bóng sợi đốt có công suất bé hơn và tận dụng ánh sáng tự nhiên để giảm sử dụng điện thắp sáng. Về đun nấu có thể mua những loại than an toàn với môi trường để giảm dùng điện hay gas...

Với riêng nông dân dùng đến nhiều máy móc sản xuất hay ngư dân đánh bắt xa bờ, chế biến thuỷ sản, xăng tăng giá sẽ ảnh hưởng đến thu nhập không nhỏ, nếu tính không khéo có thể thu không đủ bù chi. Vì vậy có thể chuyển sang dùng xăng sinh học với giá rẻ hơn.

Với đặc thù của VN, về lâu dài, ở vùng nông thôn có thể tập trung phát triển nguồn năng lượng gì vừa thân thiện môi trường vừa hiệu quả kinh tế?

- Ở vùng nông thôn VN hiện nay, có 2 nguồn năng lượng tái tạo mà chúng ta có thể thực hiện được ngay đó là dùng năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Việc lắp dàn pin năng lượng mặt trời không quá đắt, nhưng có thể dùng được trực tiếp (thắp sáng, đun nấu...), tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Chúng ta còn có thể chọn những vùng có điều kiện thiên nhiên phù hợp để phát triển năng lượng gió. Tuy nhiên, cách này nên thực hiện theo quy mô rộng như xã, huyện chứ mỗi một gia đình e không khả thi. Còn những phương pháp khác có thể mang lại nguồn năng lượng với chi phí rẻ đều khó thực hiện trong lúc này.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Hóa phát triển có hiệu quả cây thanh long ruột đỏ Hướng Hóa phát triển có hiệu quả cây thanh long ruột đỏ

Là một địa phương có thế mạnh về đất đỏ ba dan phù hợp với các loại cây trồng lâu năm, trong đó có cây ăn quả, những năm qua, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đầu tư trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng mới là cây dài ngày như cây chanh leo, bời lời đỏ, thanh long ruột đỏ... nhằm tìm ra những loại cây phù hợp đưa lại giá trị kinh tế cao, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh từ đất đai và lao động. Cây thanh long ruột đỏ là một trong những loại cây trồng mới được các hộ nông dân đưa vào trồng thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế khá.

28/07/2015
Nhãn lồng Hưng Yên mất mùa Nhãn lồng Hưng Yên mất mùa

Vào trung tuần tháng 8 là mùa nhãn lồng Hưng Yên nhưng năm nay, bà con “ủ rũ” vì trong vườn xuất hiện những cây nhãn không quả.

28/07/2015
Giảm giá thành cá tra Giảm giá thành cá tra

Thời gian qua nhiều cơ sở nuôi cá tra thua lỗ, thậm chí bị phá sản do không bán được cá hoặc bán với giá thấp, tỉ lệ ao nuôi không chiếm 60 - 70%.

28/07/2015
Sản xuất rau an toàn còn nhiều khó khăn Sản xuất rau an toàn còn nhiều khó khăn

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm 2015, các vùng dự án rau an toàn (RAT) của tỉnh tiếp tục được sản xuất với diện tích 157,5/360ha, đạt 43,7% kế hoạch năm. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án sản xuất RAT còn một số khó khăn nhất định, một số nơi mô hình chỉ dừng lại ở mức độ trình diễn.

28/07/2015
Giải pháp phát triển sản xuất bền vững cho vùng Ngọt hóa Gò Công Giải pháp phát triển sản xuất bền vững cho vùng Ngọt hóa Gò Công

Dù được đánh giá là thành công bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, song sau 40 năm triển khai và vận hành, Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công (gọi là Dự án ngọt hóa Gò Công) đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất bền vững trong vùng dự án là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị “Giải pháp sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công” do UBND tỉnh vừa tổ chức.

28/07/2015