Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Trồng Lúa Trên Đất Mặn

Giải Pháp Trồng Lúa Trên Đất Mặn
Ngày đăng: 08/03/2011

1. Các biện pháp đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn đã được áp dụng trên thế giới và có thể áp dụng ở nước ta:

Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Biện pháp này bao gồm các công việc kỹ thuật chủ yếu trong quá trình cải tạo đất giảm độ mặn, do đó đòi hỏi nhiều tài nguyên đầu vào, chi phí cao nên rất khó đáp ứng đối với nông dân bình thường.

Biện pháp thứ hai, đó là chọn lọc giống lúa có khả năng chịu mặn hoặc thay đổi cấu trúc gen của cây lúa để có thể thích ứng với vùng trồng nhiễm mặn. Đây là khả năng có triển vọng, ít tốn kém và là biện pháp được chấp nhận về mặt kinh tế và xã hội. Biện pháp này nhằm vào khả năng cho cây trồng chịu đựng áp lực mặn đến mức độ tối đa để quản lý tài nguyên một cách tối ứu. Đây là căn cứ để phát triển những giống cây trồng hoàn toàn thích hợp và có khả năng chịu đựng độ mặn cao, phát triển tốt trong vùng đất bị nhiễm mặn.

Ngoài 2 biện pháp trên, còn có biện pháp thứ ba có thể gọi là biện pháp hỗn hợp. Vì đây là biện pháp kết hợp cả sự làm thay đổi môi trường và biện phát sinh học. Biện pháp thứ ba này được cho là biện pháp đầy hữu ích, ít tốn kém và kinh tế, có khả năng áp dụng nhất. Ngày nay, các chương trình khai hoang bao gồm cả hai phương pháp sinh học và hỗn hợp để khai thác vùng đất nhiễm mặn phục vụ cho trồng trọt. Ví dụ như việc áp dụng giống lúa chịu mặn kết hợp với bón thạch cao (gypsum) đã làm gia tăng hiệu quả sản xuất lúa.

Trong một nghiên cứu ở IRRI cho thấy: Với giống lúa chịu mặn CSR13, khi bón kết hợp 25% thạch cao, cây lúa phát triển khá trong điều kiện đất nhiễm mặn. Trong khi đó, giống lúa địa phương, không bón thạch cao đã bị chết rụi hầu như hoàn toàn.

2. Các yêu cầu cho việc phát triển giống lúa chịu mặn:

- Phổ biến đổi rộng trong quỹ gen sẵn có của giống lúa: Việc lựa chọn quỹ gen để chọn tạo giống chịu mặn rất quan trọng, quyết định sự thành công của chương trình chọn giống lúa. Việc sưu tầm quỹ gen có phổ biến đổi rộng cung cấp một nguồn đa dạng di truyền có ích cho các đặc tính nghiên cứu.

- Mô tả các đặc điểm của vùng mặn được canh tác: Trước khi thiết kế bất cứ một loại cây trồng lý tưởng nào, việc quan trọng nhất là xác định đất và các điều kiện khí hậu nông học của vùng mục tiêu mà từ đó cây trồng phát triển. Kiểu di truyền thích hợp những vùng ven biển có thể phù hợp hoặc không phù hợp với các loại đất có nhiều natri hoặc đất mặn trong nội địa và ngược lại. Vì vậy, sự mô tả đặc điểm vị trí canh tác một cách chính xác là một khía cạnh rất quan trọng để phục vụ cho mục tiêu đề ra.

- Sự sẵn sàng của các đặc tính giống được xác định/tiêu chuẩn chọn lọc giống: Các đặc tính được cải thiện hoặc kết hợp gen của quỹ gen theo lý tưởng nên khác biệt càng nhiều càng tốt. Các đặc điểm khác không nên thay đổi quá nhiều. Mặt khác, việc giữ lại tất cả các đặc điểm mong muốn trở nên rất khó khăn.

- Kỹ thuật thanh lọc lập lại: Các kỹ thuật thanh lọc có tính lập lại và tin cậy là chỗ dựa chính của bất cứ chương trình chọn tạo giống nào, đặc biệt là đối với chọn tạo giống chịu áp lực hữu sinh và vô sinh. Thông qua các kỹ thuật thanh lọc thay đổi với các loài cây trồng, giai đoạn sinh trưởng và kiểu áp lực, cây trồng phải chống chịu nhanh chóng, tái sản xuất được dễ dàng.

3. Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chịu mặn:

Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều nghiên cứu về giống lúa chịu mặn phục vụ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng nhiễm mặn. Kết quả nghiên cứu từ năm 2009 đến nay đã bước đầu tìm 30 dòng lúa có triển vọng chịu mặn là những dòng lúa kế thừa, được phát hiện chịu mặn qua nhiều lần thanh lọc trong phòng thí nghiệm và nhà lưới. Để đánh giá khả năng chịu mặn, Viện đang phối hợp khảo nghiệm ở một số trung tâm giống của các tỉnh như Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu...

Một số giống lúa mới của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long xác định có khả năng kháng mặn khá cao như: OM6976, OM6677, OM5464, OM5629, OM5166, OM 5451, OM 4059, OM 6164... đã và đang được khảo nghiệm ở một số tỉnh nói trên. Kết quả khảo nghiệm ban đầu ghi nhận khá khả quan, trong đó giống lúa OM5464 đang được đề nghị nhân rộng và trình Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống lúa sản xuất thử trong năm 2010. Hai giống OM6976 và OM5166 đang được tiếp tục khảo nghiệm, xác định biện pháp kỹ thuật thích hợp để tăng tính chịu mặn và năng suất của giống. Hai giống lúa mới này dự kiến xin công nhận trong năm 2011.


Có thể bạn quan tâm

Diện tích cá tra 8 tháng 2015 tăng 2% Diện tích cá tra 8 tháng 2015 tăng 2%

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 8 năm 2015 ước đạt 332 ngàn tấn, giảm 1,5% so với cùng kì năm trước, tuy nhiên tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.269 ngàn tấn.

18/09/2015
4.000 mét vuông nuôi cá lóc bông cho lãi 500 triệu đồng/năm 4.000 mét vuông nuôi cá lóc bông cho lãi 500 triệu đồng/năm

Ông Nguyễn Trung Song, ấp 4, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, chọn nuôi cá lóc bông để làm giàu. Mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả, giúp gia đình thu lợi nhuận 500 triệu đồng/năm.

18/09/2015
Thiếu nguyên liệu cá linh làm sản phẩm đóng hộp Thiếu nguyên liệu cá linh làm sản phẩm đóng hộp

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Antesco Huỳnh Quang Đấu cho biết: Thời điểm này năm ngoái, công ty thu mua 3 - 4 tấn cá linh mỗi ngày để chế biến các sản phẩm đóng hộp.

18/09/2015
 Phát triển nuôi đa dạng thủy sản Phát triển nuôi đa dạng thủy sản

Tận dụng lợi thế sông ngòi, ao mương, ngành chức năng Trà Ôn (Vĩnh Long) đã hỗ trợ kỹ thuật, khuyến khích người dân phát triển nuôi đa dạng thủy sản nhằm hạn chế rủi ro về thị trường.

18/09/2015
Sở Tài Nguyên - Môi Trường đề xuất dừng hoạt động sản xuất bột cá Sở Tài Nguyên - Môi Trường đề xuất dừng hoạt động sản xuất bột cá

Thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020, Sở TN-MT vừa đề xuất UBND tỉnh tạm thời cho ngưng hoạt động đối với các cơ sở sản xuất bột cá.

18/09/2015