Thu hoạch được 4.457 tấn tôm các loại
Nuôi thuỷ sản nước lợ, nuôi lồng bè phát triển trở lại, mô hình nuôi cá kết hợp lúa được mở rộng nên nuôi trồng thủy sản năm nay cơ bản được mùa, được giá.
Sản lượng nuôi trồng 10 tháng đầu năm nay đạt 9.990 tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ.
Trong đó: cá các loại 5.210 tấn, tăng 9,9%;
Tôm các loại 4.457 tấn, bằng 98% (tôm sú 726,5 tấn, tăng 1,8%; tôm thẻ chân trắng 3.699 tấn, bằng 97,3%); thuỷ sản khác 322 tấn, tăng 4,4% so cùng kỳ năm trước.
Về khai thác biển trong 10 tháng đầu năm nay đa số các tàu đóng mới, cải hoán có công suất lớn, ngư dân yên tâm tiếp tục vươn khơi, bám biển;
Sản lượng khai thác tháng 10 đạt 4.971 tấn; 10 tháng đạt 49.854 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm
Từ ba, bốn năm nay, nghề nuôi cá chình phát triển rất mạnh ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp… Một trong những lý do thúc đẩy nhiều người nuôi cá chình là vì cá này được xếp vào loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao và đầu ra dễ dàng…
Nuôi thú rừng đang có chiều hướng phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, việc nuôi thú rừng kinh tế này chỉ mang tính tự phát là chính chứ chưa có một định hướng thị trường cần thiết từ phía cơ quan chức năng cho người chăn nuôi. Do vậy, việc chăn nuôi thú rừng hiện cũng đang tiềm ẩn không ít rủi ro.
Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết hiện Việt Nam đã ký được nhiều đơn hàng xuất khẩu gạo cấp thấp IR 50404. Tuy nhiên, nhu cầu mua gạo cấp thấp trong 2 quí cuối năm nay sẽ không cao nên VFA khuyến cáo người dân không trồng lúa IR 50404 trong vụ hè thu.
Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).
Năm 2001, ngành công nghiệp tôm của Thái Lan trải qua một biến đổi đáng kể khi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng và trở thành nhà cung cấp Tôm Thẻ Chân Trắng hàng đầu thế giới