Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang

Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang
Ngày đăng: 29/07/2015

Anh Ánh sinh ra trong gia đình đông con, nghèo khó. Lập gia đình riêng, vợ chồng anh không có gia sản nào đáng giá ngoài 2 bàn tay trắng. Năm 2005, nhà nước có chủ trương trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, anh đã mạnh dạn nhận khai hoang đất hoang hóa để trồng điều theo chương trình PAM. Bên cạnh cây điều, anh Ánh còn cải tạo đất để trồng chuối, đu đủ, sắn, đậu đỗ các loại... để lấy ngắn nuôi dài. Những gò đồi hoang được anh tận dụng trồng rừng. Một số vạt đất dọc khe suối được anh cải tạo để trồng cỏ nuôi bò.

Anh Ánh chia sẻ: “Việc phục hồi cây điều trên vùng đất cằn hoang hóa hết sức vất vả và công phu. Ban đầu tôi trồng giống điều cũ, năng suất rất thấp nên phải đốn bỏ để thay bằng giống điều ghép. Cả nhà tập trung vào chăm bón, diện tích điều ghép cho năng suất, chất lượng cao nên tôi mở rộng thêm lên 6ha”.

Dưới tán điều, anh Ánh nuôi hàng trăm gà thịt, gà đẻ. Nguồn thu được từ gà nuôi và các loại cây ăn quả ngắn ngày được anh Ánh tập trung đầu tư phát triển đàn bò lai sinh sản. Đàn bò của gia đình anh hiện có 10 con. “Cải tạo đất hoang cằn cỗi phải có nguồn phân hữu cơ. Nuôi bò sinh sản vừa có thu nhập, vừa được nguồn phân để tôi cải tạo đất…” - anh Ánh thổ lộ.

Bền gan bám trụ, sau 10 năm gây dựng, anh Ánh đã biến vùng đất đồi hoang cằn cỗi ngày nào trở thành trang trại trù phú với nhiều nguồn thu nhập. Riêng vườn điều ghép, sau khi trừ chi phí mỗi năm mang về cho gia đình anh 200 triệu đồng. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm anh Ánh có tổng thu từ trang trại vào khoảng 370 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Để Lúa Hương Việt 3 Bay Xa! Để Lúa Hương Việt 3 Bay Xa!

Gắn bó quá nửa đời người với mảnh đất xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên). Trong 40 năm có lẻ ấy, ông Nguyễn Văn Biền, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương đã chứng kiến bao mùa lúa chín. Với người nông dân xã ông, việc cày sâu, cuốc bẫm thì có thừa, nhưng để thử nghiệm một giống cây trồng mới thì họ còn e dè lắm. Bởi vậy, ông đã tự tìm tòi để đưa giống lúa Hương Việt 3 về với nông dân Thanh Hưng.

12/02/2015
Trồng Nấm Sò Có Thể Làm Giàu Trồng Nấm Sò Có Thể Làm Giàu

Là một nông dân ở tỉnh Thái Bình, chị Tươi kết duyên với anh Lù ở Tuyên Quang nhưng quê gốc xã Tả Nhìu (Xín Mần). Cuộc sống khó khăn, 2 năm trở lại đây, chị Tươi cùng chồng quyết định về quê hương Xín Mần tìm cách làm ăn, phát triển kinh tế. Ban đầu anh chị làm công nhân cho Công ty VinaFood nằm trên địa bàn huyện, chuyên thực hiện các dự án, mô hình trồng rau, nấm...

12/02/2015
Niềm Vui Từ Biển… Niềm Vui Từ Biển…

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, sản lượng khai thác hải sản của tỉnh trong năm 2014 đạt xấp xỉ 73 nghìn tấn, tăng 8.500 tấn so với năm 2013. Giá trị sản xuất ước đạt khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Đây là thành quả rất đáng ghi nhận bởi năm vừa qua, việc khai thác hải sản gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tình hình căng thẳng ở biển Đông.

12/02/2015
Người Trồng Hoa An Lạc Nhạy Bén Với Thị Trường Người Trồng Hoa An Lạc Nhạy Bén Với Thị Trường

Tết Nguyên Đán cận kề, người dân làng hoa An Lạc, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tất bật, bận rộn hơn bao giờ hết. Khác với mọi năm, ngoài những vườn hoa cúc, thược dược, lay ơn truyền thống, năm nay một số gia đình trồng hoa ở An Lạc nắm bắt tâm lý tiêu dùng mới đã tự học cách trồng thêm những giống hoa lạ.

12/02/2015
Tăng Cường Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Đông Xuân Tăng Cường Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Đông Xuân

Theo dự báo của Đài Khí tượng thuỷ văn Quảng Trị, vụ đông xuân năm 2014-2015 có nền nhiệt độ bằng hoặc ấm hơn trung bình nhiều năm, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng không kéo dài và nhiệt độ cũng không xuống thấp như các vụ đông xuân trước, vào các tháng cuối vụ xuất hiện nắng nóng cục bộ. Lượng mưa toàn vụ đông xuân năm nay ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn TBNN cùng kỳ.

12/02/2015