Làm Gì Để Gỡ Khó Chất Lượng Nông Sản Việt?
Mùa sau nên trồng gì để “được mùa - tốt giá”, làm cách nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ chuẩn xuất khẩu, thương lái và các doanh nghiệp hỗ trợ thu mua giá cao, không phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc? Những câu hỏi thường trực đó rất nhiều nông dân phải xoay xở giải đáp khi chuẩn bị bắt tay vào vụ mùa kế tiếp ngay khi tình hình xuất khẩu nông sản từ đầu năm đến nay còn gặp nhiều khó khăn…
Còn gặp khó nếu vẫn phụ thuộc Trung Quốc
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu toàn ngành ước đạt 14,88 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Thực tế, hiện nay nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đang phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc, trong đó lúa gạo, cao su, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng. Còn thanh long, vải, bột sắn, thị trường này chiếm 80-90%.
Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị nhập khẩu là 159,64 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 44,3% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 29,91% thị phần.
Đáng chú ý là Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, chiếm 40,46% thị phần. Tuy nhiên, trong tháng 5 và tháng 6 giá trị xuất khẩu toàn ngành lại giảm khá mạnh do các yếu tố khách quan về chính trị và xã hội với Trung Quốc khiến thị trường này dần không ổn định.
Vì vậy việc tìm kiếm thị trường tháo gỡ khó khăn cho mặt hàng nông sản được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong toàn ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Không chỉ ở những cán bộ lãnh đạo, doanh nghiệp, mà kể cả những người nông dân đang phải loay hoay tìm câu trả lời trước khi bắt tay vào vụ mùa kế tiếp.
Trước thực trạng này, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với Bộ Công Thương và các ngành liên quan, tích cực chỉ đạo, theo dõi sát sao diễn biến tình hình, đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
Song song đó, đẩy mạnh hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường công tác thông tin, quảng bá nông lâm thủy sản đến người tiêu dùng thông qua các kênh thông tin- truyền thông trong và ngoài nước.
Tăng cường tổ chức làm việc với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan chức năng của các quốc gia nhập khẩu để ký kết thỏa thuận hợp tác, gỡ bỏ rào cản, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu.
Cần phát triển sản phẩm gắn với thương hiệu địa phương
Hiện nay, một vài các doanh nghiệp trồng và bán các sản phẩm nông sản đã chủ động khẳng định thương hiệu nông sản bằng cách thương hiệu, tên vùng miền vào nông sản, tạo nên những “đặc sản vùng” như gạo hữu cơ Hoa Sữa, thanh long Ba Tây, vải Lục Ngạn, cà phê Trung Nguyên… và đem xuất đi các nước phát triển với thị trường ổn định và bán với giá trị cao. Muốn làm được như vậy nông sản cần có một quy trình chăm sóc từ lúc cấy trồng cho đến khi đóng gói thành phẩm, quảng bá thương hiệu và tìm kiếm đầu ra.
Cùng với đó là những thách thức về kỹ thuật, yêu cầu sản phẩm phải sạch theo đúng các tiêu chuẩn cụ thể như: Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), quy chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000…
Ngoài ra, hàng hóa có liên quan đến môi trường phải dán nhãn sinh thái, nhãn tái sinh có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần nắm vững các quy định như quy tắc xuất xứ, tiêu chí trưởng thành, điều kiện về cạnh tranh, và dây chuyền thiết bị hiện đại thực hiện việc sơ chế và đóng gói.
Những vấn đề này đặt ra để thấy Việt Nam chưa đáp ứng được những thị trường lớn như EU, Nhật, Mỹ và cả các thị trường gần gũi như Philippin, Malaysia… Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu và phương án giải quyết bài toán chủ động trong sản xuất và tiêu thụ nông sản Việt Nam.
Và lời giải từ nông sản hữu cơ
Nông sản hữu cơ là những sản phẩm nông sản sử dụng các sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ và cách canh tác hữu cơ để đáp ứng các nhu cầu về sản lượng và hàm lượng hóa chất trong sản phẩm theo quy chuẩn cao nhất của thị trường.
Thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hữu cơ có chứng nhận từ các tổ chức quốc tế, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật của những nước khó tính nhất như thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật và Đài Loan. Các sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu từ những nước phát triển như: Mỹ, Úc, Châu Âu.
Tại Bình Thuận, nhiều bà con nông dân đã thừa nhận về tác dụng vượt bậc từ sản phẩm phân bón WOPROFERT ELEMENT 4-3-3 đối với thanh long và hoa màu.
Cũng nhờ những thành công này mà Woprofert Element 4-3-3 đã chiếm được lòng tin từ phía bà con nông dân và đã trở thành người đồng hành đắc lực. Nông dân có thể dễ dàng tìm mua phân bón Woprofert Element 4-3-3 tại các đại lý của Công ty TNHH SX- DV- TM Trung Hiệp Lợi – nhà phân phối chính thức tại Việt Nam.
Điển hình nhất và được nhắc đến nhiều nhất gần đây là sản phẩm phân bón hữu cơ Woprofert 4-3-3 của Hà Lan. Với thành phần chứa đạm (4%), lân (3%), kali (3%), hữu cơ (>65%), Ca (6%), WOPROFERT ELEMENT 4-3-3 giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ và đề kháng sâu bệnh, kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật, khiến đất thêm màu mỡ, làm cải tạo đất và khiến nó trở nên tơi xốp, thông thoáng, cải thiện sự đa dạng sinh học và khả năng sản xuất lâu dài của đất...
Nhờ có khả năng điều hòa độ ẩm, cân bằng độ PH nên cây trồng với phân bón WOPROFERT ELEMENT 4-3-3 luôn có rễ khỏe, không bị thối rễ, thối gốc, cũng như có thể giữ nước lâu dài cho đất trồng.
Sản phẩm đang được áp dụng rộng rãi cho các mô hình Global gap/Vietgap ở tất cả các tỉnh thành, điển hình như Sapôchê Mặc Bắc, Tiền Giang được chứng nhận Vietgap sử dụng sản phẩm hữu cơ Hà Lan Woprofert 4-3-3 đã được bao tiêu tại các xã Kim Sơn, Song Thuận. Năng suất bình quân luôn đạt 35-40 tấn/ha.
Mô hình sản xuất này cũng đã đem lại những lợi ích to lớn cho bà con nông dân trong việc đảm bảo chất lượng đầu ra sản phẩm, đáp ứng phần nào những quy định khắt khe về chất lượng nông sản thu hoạch, giúp người nông dân chủ động được đầu ra vì đã đảm bảo chất lượng vượt trội và tin tưởng vào 1 tương lai tươi sáng hơn mà không còn phụ thuộc vào đầu ra duy nhất cho những đứa “con cưng” của mình.
Có thể bạn quan tâm
Tôm chết kéo dài, không còn vốn tái sản xuất, kinh tế gia đình gặp khó khăn, nhưng người nuôi tôm công nghiệp (NTCN) vẫn phải mỏi mòn chờ số tiền được chi trả theo hợp đồng bảo hiểm. Nó giống như một món nợ xấu mà trước nay nông dân mới lần đầu gặp phải.
Chỉ còn hơn một tháng nữa, vụ nuôi tôm thứ hai của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) sẽ bước vào thu hoạch. Tuy vậy, suốt gần một tuần qua, mưa lớn kéo dài đang khiến cho người nuôi tôm lẫn doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) như ngồi trên đống lửa, bởi mưa lớn bất thường kèm bão sẽ làm thay đổi nguồn nước nuôi tôm, khả năng thất bát là rất lớn.
Hiện nay dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang tạm thời được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch cúm gia cầm trên đàn chim là rất cao.
Cũng theo ông Quang, các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở để nuôi chim yến kể từ thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện. Thông tư quy định rõ từ 21 giờ đến 6 giờ, các cơ sở nuôi yến không được sử dụng âm thanh để dẫn dụ yến. Ngoài ra, các cơ sở nuôi yến phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y và phòng chống dịch.
Đầu tháng 7/2013, Công ty Cổ phần Việt Mỹ chuyên nuôi trồng sản xuất và chế biến đóng hộp nấm, rau quả xuất khẩu - Khu Công nghiệp Sông Hậu, xã Tân Thành, huyện Lai Vung đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc mở ra cơ hội phát triển đối với nấm rơm và rau quả xuất khẩu ở Lai Vung.