Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang
Anh Ánh sinh ra trong gia đình đông con, nghèo khó. Lập gia đình riêng, vợ chồng anh không có gia sản nào đáng giá ngoài 2 bàn tay trắng. Năm 2005, nhà nước có chủ trương trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, anh đã mạnh dạn nhận khai hoang đất hoang hóa để trồng điều theo chương trình PAM. Bên cạnh cây điều, anh Ánh còn cải tạo đất để trồng chuối, đu đủ, sắn, đậu đỗ các loại... để lấy ngắn nuôi dài. Những gò đồi hoang được anh tận dụng trồng rừng. Một số vạt đất dọc khe suối được anh cải tạo để trồng cỏ nuôi bò.
Anh Ánh chia sẻ: “Việc phục hồi cây điều trên vùng đất cằn hoang hóa hết sức vất vả và công phu. Ban đầu tôi trồng giống điều cũ, năng suất rất thấp nên phải đốn bỏ để thay bằng giống điều ghép. Cả nhà tập trung vào chăm bón, diện tích điều ghép cho năng suất, chất lượng cao nên tôi mở rộng thêm lên 6ha”.
Dưới tán điều, anh Ánh nuôi hàng trăm gà thịt, gà đẻ. Nguồn thu được từ gà nuôi và các loại cây ăn quả ngắn ngày được anh Ánh tập trung đầu tư phát triển đàn bò lai sinh sản. Đàn bò của gia đình anh hiện có 10 con. “Cải tạo đất hoang cằn cỗi phải có nguồn phân hữu cơ. Nuôi bò sinh sản vừa có thu nhập, vừa được nguồn phân để tôi cải tạo đất…” - anh Ánh thổ lộ.
Bền gan bám trụ, sau 10 năm gây dựng, anh Ánh đã biến vùng đất đồi hoang cằn cỗi ngày nào trở thành trang trại trù phú với nhiều nguồn thu nhập. Riêng vườn điều ghép, sau khi trừ chi phí mỗi năm mang về cho gia đình anh 200 triệu đồng. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm anh Ánh có tổng thu từ trang trại vào khoảng 370 triệu đồng.
Related news
Trong thời gian qua, đầu ra của lúa giống bấp bênh, loay hoay mãi với trò rượt đuổi của thị trường. Trước thực trạng trên, mô hình sản xuất lúa giống có liên kết với Công ty Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang ra đời, đáp ứng nhu cầu thực tại cho đầu ra sản phẩm, người nông dân có cuộc sống ổn định, vươn lên giàu có.
Bà Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết: từ tháng 12 năm 2012 đến nay, diện tích ca cao của Lâm Đồng đã giảm từ 1.645,6 ha xuống còn 1.095 ha.
Mặc dù đã có hợp đồng mua bán thế nhưng, việc soạn thảo và ký kết giữa hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Vụ mùa năm 2011-2012 và những tháng đầu năm của năm 2013, ở Cà Mau, dịch bệnh tôm chết gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm công nghiệp.
Ngày 16/10/2013, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp thông qua chủ trương vận động phát triển “Ngân hàng bò” tại địa phương. Tham dự và chủ trì cuộc họp có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Văn Dương, Trần Thị Thái và Nguyễn Thanh Hùng.