Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Ba Ba

Thu Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Ba Ba
Ngày đăng: 14/06/2013

Từ một hộ nghèo nhất xã, nhờ nuôi ba ba, đến nay gia đình ông Nguyễn Tất Đạt (thôn Đồi Cao I, xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang - thành quả của vợ chồng ông sau nhiều năm nuôi ba ba, ông Đạt kể: “Cơ duyên của tôi với ba ba cũng tình cờ. Khi còn trong quân ngũ, có lần về Hải Dương công tác, qua nhà bạn chơi, thấy ba ba dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, tôi mê luôn. Lập tức tôi nhờ bạn dạy cách nuôi ba ba...”.

Về nhà, ông Đạt bàn với vợ, chuyển 1 sào ruộng trồng lúa kém chất lượng, rồi mua thêm đất của hàng xóm. Khi đã có gần 4.000m2 đất, ông vay ngân hàng 20 triệu đồng, bắt tay đào ao, xây chuồng trại, mua hơn chục cặp ba ba về nuôi. “Song, vụ thu hoạch ba ba đầu tiên tôi gần như trắng tay do thiếu kiến thức nên ba ba bị bệnh chết gần hết” - ông Đạt nhớ lại.

Lúc đó, nhiều người khuyên ông nên dừng lại. Ông nghĩ, mới thất bại lần đầu mà đã nản thì không thể làm giàu được... Vậy là ông về các trang trại ở Hải Dương, Sơn La, Yên Bái học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật, tìm tài liệu về ba ba để nghiên cứu. Rồi ông tiếp tục vay vốn ngân hàng, bạn bè, người thân để mua ba ba giống về thả nuôi. Công sức của ông đã được đền đáp. Lứa ba ba lần này ông thu về hàng chục triệu đồng, giúp ông tiếp tục đầu tư mở rộng trang trại thêm 1.500m2 mặt nước.

Ngoài nuôi ba ba thương phẩm, ông còn nuôi ba ba giống. Ba ba của ông Đạt giờ đây đã có tiếng không chỉ ở Ninh Bình mà còn được bạn hàng ở các tỉnh lân cận biết đến. Hiện, trong vườn nhà ông có 5 ao nuôi ba ba, trong đó có 2 ao nuôi ba ba đẻ và 3 ao nuôi ba ba thương phẩm. Mỗi năm ông đưa ra thị trường hàng trăm con ba ba thương phẩm và hàng ngàn con ba ba giống, thu về hàng trăm triệu đồng.

Trang trại của ông còn tạo việc làm cho 4 - 5 lao động ở địa phương. Ngoài ra, ông còn thường xuyên giúp ba ba giống và hướng dẫn cách nuôi, chăm sóc cho các cựu chiến binh và các hộ khó khăn trong xã. Nhờ sự giúp đỡ đó, nhiều hộ đã thoát nghèo, có của ăn của để.

Bà con có nhu cầu mua ba ba giống, ba ba thương phẩm và tư vấn kỹ thuật nuôi ba ba, liên hệ với ông Nguyễn Tất Đạt qua số ĐT: 01667132705v


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Gà Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Gà Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gà phát triển mạnh trên địa bàn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

28/10/2013
Uy Lực Của Các Chủ Vựa Tại Bến Cảng Uy Lực Của Các Chủ Vựa Tại Bến Cảng

Con số vựa thu mua thủy hải sản tại mỗi bến cảng chỉ một vài nhưng thú vị là các chủ vựa luôn được so sánh với một hình ảnh khá uy lực mà dân xứ biển dành riêng cho họ. Đó là những người hét ra lửa.

29/10/2013
Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Hành, Tỏi, Cà Rốt Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Hành, Tỏi, Cà Rốt

Bệnh lở cổ rễ đã hại khoảng 25 ha hành, tỏi, tập trung tại các xã Nam Trung, Nam Chính, Quốc Tuấn (Nam Sách). Ngoài ra, bệnh khô đầu lá, nghẹt rễ cũng bắt đầu hại hành, tỏi. Trên 40 ha cà rốt đã bị nhiễm bệnh thắt gốc với tỷ lệ bệnh trung bình 5-7%, chủ yếu xuất hiện tại các xã Đức Chính, Cẩm Văn (Cẩm Giàng), Thái Tân (Nam Sách). Hàng chục ha cà rốt ở Đức Chính, Cẩm Văn còn bị tuyến trùng gây hại rễ cây, nơi cao có 50% số cây bị hại.

29/10/2013
Trao Tàu Cá Trị Giá 5 Tỷ Đồng Cho Nghiệp Đoàn Nghề Cá An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) Trao Tàu Cá Trị Giá 5 Tỷ Đồng Cho Nghiệp Đoàn Nghề Cá An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi)

Sáng 28.10, tại xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Quỹ tấm lòng vàng Người Lao Động đã tổ chức lễ bàn giao một tàu cá trị giá hơn 5 tỷ đồng cho Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn. Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Minh đã đến dự.

30/10/2013
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Bò Sữa Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Bò Sữa

Nuôi bò sữa, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Trở lại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng những ngày này mọi người đều cảm nhận được khát vọng mãnh liệt vươn lên thoát nghèo của bà con nơi đây. Nhiều bà con cho biết, nhờ mô hình chăn nuôi bò sữa của dự án do Canada tài trợ, một trong những chương trình an sinh xã hội trợ giúp cho hộ nghèo và cận nghèo đã giúp cuộc sống của bà con được cải thiện rất nhiều

30/10/2013