Bệnh đốm trắng tái bùng phát

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau có trên 11.772 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến và công nghiệp bị bệnh, mức độ thiệt hại từ 40 - 70%.
Trong đó có 773 ha tôm nuôi công nghiệp bị nhiễm bệnh đốm trắng và trên 500 ha nhiễm bệnh suy gan tuỵ, còn lại các bệnh khác 253 ha.
Ðiều đáng quan tâm hiện nay, dịch bệnh trên tôm nuôi xuất hiện ngày càng nhiều và đang đứng trước nguy cơ lây lan thành dịch.
Người nuôi tôm thường xuyên theo dõi tôm nuôi để phát hiện bệnh sớm phòng trị kịp thời.
Tại cuộc họp giao ban ngành nông nghiệp đầu tháng 10 vừa qua, do Sở NN&PTNT phối hợp với huyện Cái Nước tổ chức, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước Ðoàn Văn Chính cho biết, sau nhiều năm tạm lắng, cùng với các bệnh suy gan tuỵ, đỏ thân, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi xuất hiện trở lại ngày càng nhiều, có nguy cơ tái bùng phát thành dịch trên địa bàn huyện.
Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn.
Thời gian gây bệnh trên tôm nuôi thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm, mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước.
Thời thiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại vi-rút, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm.
Theo nhiều người nuôi tôm, tôm bị bệnh đốm trắng có biểu hiện hoạt động kém ăn nhiều, đột ngột, sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hay dạt vào bờ.
Vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân, đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân.
Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 - 10 ngày tôm chết hàng loạt.
Ông Phan Văn Ðức, ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, cho biết, sau gần 2 tháng thả nuôi, khi đạt trọng lượng gần 100 con/kg, tôm có biểu hiện nổi đầu, đâm vào mé, sau đó chết nhanh.
Bắt tôm lên xem kỹ thấy trên thân đầu, ngực có những đốm trắng, rất khó điều trị do tôm chết nhanh và tỷ lệ nhiễm bệnh nhiều.
Ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội thuỷ sản tỉnh, cho biết, bệnh đốm trắng xuất hiện nhiều trong giai đoạn mùa mưa.
Ðây là bệnh rất phổ biến vào thời điểm hiện nay, gây rất nhiều khó khăn cho người nuôi tôm.
Ông Nguyễn Thành Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thú y, khuyến cáo, đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng, người nuôi tôm nên xử lý dịch bệnh đúng như hướng dẫn của ngành chuyên môn.
Không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi ngay, mà nên phơi đầm cải tạo 1,5 - 2 tháng để dứt nguồn bệnh và tái tạo lại môi trường đáy.
Thời gian ao nghỉ nên thả cá rô phi để tiêu diệt hết những loài ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại.
Ðồng thời, người nuôi tôm cần tuân thủ đúng quy trình nuôi từ khâu chọn giống, xử lý môi trường nuôi phòng, chống dịch bệnh trên tôm đúng kỹ thuật để giảm thiệt hại tới mức thấp nhất.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường hoa tết năm nay, dòng hoa Dendro nắng được khách chuộng vì hoa đẹp, nở bền, nhiều loại có hương thơm. Giá của dòng hoa này đứng ở mức khá cao, từ vài trăm đến vài triệu đồng/giò lan, tùy chất lượng và số cành.

“Giờ thì khác rồi, xã mình gần 10 năm qua, không có tiêu chí nào trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới chưa đạt được…”. Chủ tịch UBND xã Thái Mỹ Nguyễn Văn Lâm bắt đầu câu chuyện khi nói về xã nghèo trở thành khá giả.

Từ cầu sông Ba(Gia Lai) nhìn về phía sông, những hòn đá cuội nằm phơi mình giữa dòng nước cạn đục. Đôi bờ, những cây bạch đàn ủ rũ, im lìm giữa tiết đông lất phất mưa bụi. Một lão ngư từng có tháng năm dài gắn mình với dòng sông huyền sử, nén tiếng thở dài: “Ôi nhớ những mùa cá trên sông vào những ngày giáp Tết…”.

Chúng tôi về các xã vùng cát huyện Phong Điền một ngày đầu năm mới 2014. Cái rét của ngày đầu năm, cũng không làm mất đi vẻ đẹp màu xanh của những chồi non và màu vàng rực của mai vàng, cúc pha lê, cúc 4 số và nhiều loại cây trồng khác trên các triền đồi rú cát.

Tân Hiệp nằm vắt mình ngang qua hai vùng trọng điểm SX lúa là Tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên của tỉnh Kiên Giang. Trên 36.000 ha đất lúa của huyện được dòng sông Cái Sắn từ thượng nguồn An Giang đổ về bồi đắp phù sa, ngọt hóa quanh năm.