Thu Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Ba Ba

Từ một hộ nghèo nhất xã, nhờ nuôi ba ba, đến nay gia đình ông Nguyễn Tất Đạt (thôn Đồi Cao I, xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang - thành quả của vợ chồng ông sau nhiều năm nuôi ba ba, ông Đạt kể: “Cơ duyên của tôi với ba ba cũng tình cờ. Khi còn trong quân ngũ, có lần về Hải Dương công tác, qua nhà bạn chơi, thấy ba ba dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, tôi mê luôn. Lập tức tôi nhờ bạn dạy cách nuôi ba ba...”.
Về nhà, ông Đạt bàn với vợ, chuyển 1 sào ruộng trồng lúa kém chất lượng, rồi mua thêm đất của hàng xóm. Khi đã có gần 4.000m2 đất, ông vay ngân hàng 20 triệu đồng, bắt tay đào ao, xây chuồng trại, mua hơn chục cặp ba ba về nuôi. “Song, vụ thu hoạch ba ba đầu tiên tôi gần như trắng tay do thiếu kiến thức nên ba ba bị bệnh chết gần hết” - ông Đạt nhớ lại.
Lúc đó, nhiều người khuyên ông nên dừng lại. Ông nghĩ, mới thất bại lần đầu mà đã nản thì không thể làm giàu được... Vậy là ông về các trang trại ở Hải Dương, Sơn La, Yên Bái học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật, tìm tài liệu về ba ba để nghiên cứu. Rồi ông tiếp tục vay vốn ngân hàng, bạn bè, người thân để mua ba ba giống về thả nuôi. Công sức của ông đã được đền đáp. Lứa ba ba lần này ông thu về hàng chục triệu đồng, giúp ông tiếp tục đầu tư mở rộng trang trại thêm 1.500m2 mặt nước.
Ngoài nuôi ba ba thương phẩm, ông còn nuôi ba ba giống. Ba ba của ông Đạt giờ đây đã có tiếng không chỉ ở Ninh Bình mà còn được bạn hàng ở các tỉnh lân cận biết đến. Hiện, trong vườn nhà ông có 5 ao nuôi ba ba, trong đó có 2 ao nuôi ba ba đẻ và 3 ao nuôi ba ba thương phẩm. Mỗi năm ông đưa ra thị trường hàng trăm con ba ba thương phẩm và hàng ngàn con ba ba giống, thu về hàng trăm triệu đồng.
Trang trại của ông còn tạo việc làm cho 4 - 5 lao động ở địa phương. Ngoài ra, ông còn thường xuyên giúp ba ba giống và hướng dẫn cách nuôi, chăm sóc cho các cựu chiến binh và các hộ khó khăn trong xã. Nhờ sự giúp đỡ đó, nhiều hộ đã thoát nghèo, có của ăn của để.
Bà con có nhu cầu mua ba ba giống, ba ba thương phẩm và tư vấn kỹ thuật nuôi ba ba, liên hệ với ông Nguyễn Tất Đạt qua số ĐT: 01667132705v
Related news

Nhiều địa phương ở Thăng Bình thành lập đội thủy nông với nhiệm vụ dọn vệ sinh các con mương để người dân thuận tiện trong việc lấy nước vào ruộng. Đội thủy nông của tổ 11, thôn Tú Nghĩa, Bình Tú (Thăng Bình) là một ví dụ.

Ông Võ Văn Điềm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, do hơn 2 tháng nắng nóng kéo dài trên diện rộng nên hiện nay toàn tỉnh đã có ít nhất 1.300ha lúa nước trời bị khô hạn nghiêm trọng, rất nhiều khả năng số diện tích vừa nêu sẽ thất thu sản lượng.

Xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm đến với thị trường là một trong những nội dung chính trong chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp mà tỉnh ta đang hướng đến. Bằng nhiều cách làm, chính sách cụ thể, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh đang được trao cơ hội chinh phục thị trường, khẳng định uy tín, thương hiệu đối với người tiêu dùng.

Sáng 27/3, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty Thông Thuận tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi tôm năm 2014 cho các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh.

Ngày 26/3, tại xã Ea Ly (Sông Hinh), Sở NN-PTNT Phú Yên phối hợp với Công ty TNHH SX - TM Hoàng Long ViNa tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình cánh đồng mía mẫu, áp dụng cơ giới hóa và sử dụng phân bón Hoàng Long ViNa, niên vụ 2013-2014. Gần 150 nông dân các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa đến tham quan mô hình.