Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng đã thu hoạch trên 44.000 ha lúa hè thu.
Lúa thu đông và mùa 1 vụ đã xuống giống được trên 11.000 ha bằng 42% kế hoạch, chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Diễn biến tình hình dịch hại tuần qua trên lúa cụ thể như sau:
Tình hình dịch hại trên Lúa từ ngày 24 đến ngày 30/9/2015
Lúa hè thu chính vụ: Bệnh cháy bìa lá xâm nhiễm trên 728 ha, tăng 182 ha so với tuần trước. Tỉ lệ bệnh phổ biến từ 10% đến 20% lá, có 32 ha bị nhiễm trên 40% lá, chủ yếu ở các huyện Trần Đề 668 ha, Mỹ Xuyên 35 ha.
Bệnh đạo ôn cổ bông lây nhiễm trên 385 ha, tăng 140 ha so với tuần trước. Tỉ lệ nhiễm bệnh phổ biến từ 3% đến 5% bông, nhiều nhất ở huyện Trần Đề 288 ha, Mỹ Xuyên 77 ha.
Bệnh lem lép hạt xuất hiện trên 1.050 ha, giảm 136 ha so tuần trước. Tỉ lệ nhiễm bệnh phổ biến từ 5% đến 10% hạt, có 93 ha bị nhiễm đến 20% hạt, tập trung ở huyện Trần Đề 845 ha, Mỹ Xuyên 146 ha.
Trên trà lúa thu đông và mùa 1 vụ đang bị các loại dịch hại lây nhiễm như: sâu cuốn lá 98 ha, sâu đục thân 85 ha, đạo ôn lá 90 ha, cháy bìa lá 13 ha.
Dự báo tình hình dịch hại trên Lúa từ ngày 1 đến ngày 7/10/2015
Với nền thời tiết mưa nắng đan xen như hiện nay rất thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển. Chi cục Bảo Vệ thực vật Sóc Trăng lưu ý nông dân:
Đối với diện tích chuẩn bị xuống giống mùa 1 vụ và đông xuân sớm phải làm đất kỹ và tuân thủ lịch thời vụ của ngành nông nghiệp để hạn chế rủi ro trong sản xuất.
Còn với diện tích lúa đã gieo sạ đang ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng phải quan tâm quản lý các bệnh đạo ôn, đốm vằn, cháy bìa lá. Cùng với trà lúa hè thu chính vụ đang trổ chín, nhiều diện tích lúa thu đông cũng chuyển sang giai đoạn đòng no đến trổ bông.
Để ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở các giai đoạn này là đạo ôn cổ bông và lem lép hạt, bà con cần phun ngừa ở 2 thời điểm lúa trổ thưa và trổ đều bằng thuốc đặc trị.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 18/11, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân (Phú Yên) phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật kinh tế nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ tổ chức hội nghị đầu bờ trình diễn mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi với 50 hộ nông dân tham gia.
Nhằm giúp nông dân đa dạng hóa các loại vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, tháng 9 -2011, thông qua nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Hội Nông dân huyện Ninh Phước đã phối hợp triển khai Dự án “Nuôi trùn quế theo hướng quy mô hộ tại xã Phước Vinh”.
Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đang phối hợp cùng với ngành nông nghiệp Đà Lạt xây dựng một khu vực chuyên canh rau không thuốc và không phân bón hóa học, được tưới tiêu bằng hệ thống bơm nước mạch ngầm… ở khu vực Thánh Mẫu, theo mô hình “Trồng rau ăn lá bằng phương pháp thủy canh hồi lưu”.
Để từng bước chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập trên một ha đất sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, UBND xã Điền Công (Quảng Ninh) đã quyết định chọn cây khoai lang chất lượng cao để đưa vào phát triển sản xuất.
Báo giá của Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau cho thấy, tuần qua giá tôm sú bất ngờ giảm mạnh sau khi giữ giá từ đầu tháng 6, trừ loại lớn 20 con/kg vẫn giao dịch ở 230.000 đồng/kg thì 2 loại tôm sú nhỏ con 30 con/kg và 40 con/kg đều giảm 5.000 đồng/kg so với tuần trước, giao dịch lần lượt tại 175.000 đồng/kg và 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái 40.000 - 60.000 đồng/kg.