Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng đã thu hoạch trên 44.000 ha lúa hè thu.
Lúa thu đông và mùa 1 vụ đã xuống giống được trên 11.000 ha bằng 42% kế hoạch, chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Diễn biến tình hình dịch hại tuần qua trên lúa cụ thể như sau:
Tình hình dịch hại trên Lúa từ ngày 24 đến ngày 30/9/2015
Lúa hè thu chính vụ: Bệnh cháy bìa lá xâm nhiễm trên 728 ha, tăng 182 ha so với tuần trước. Tỉ lệ bệnh phổ biến từ 10% đến 20% lá, có 32 ha bị nhiễm trên 40% lá, chủ yếu ở các huyện Trần Đề 668 ha, Mỹ Xuyên 35 ha.
Bệnh đạo ôn cổ bông lây nhiễm trên 385 ha, tăng 140 ha so với tuần trước. Tỉ lệ nhiễm bệnh phổ biến từ 3% đến 5% bông, nhiều nhất ở huyện Trần Đề 288 ha, Mỹ Xuyên 77 ha.
Bệnh lem lép hạt xuất hiện trên 1.050 ha, giảm 136 ha so tuần trước. Tỉ lệ nhiễm bệnh phổ biến từ 5% đến 10% hạt, có 93 ha bị nhiễm đến 20% hạt, tập trung ở huyện Trần Đề 845 ha, Mỹ Xuyên 146 ha.
Trên trà lúa thu đông và mùa 1 vụ đang bị các loại dịch hại lây nhiễm như: sâu cuốn lá 98 ha, sâu đục thân 85 ha, đạo ôn lá 90 ha, cháy bìa lá 13 ha.
Dự báo tình hình dịch hại trên Lúa từ ngày 1 đến ngày 7/10/2015
Với nền thời tiết mưa nắng đan xen như hiện nay rất thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển. Chi cục Bảo Vệ thực vật Sóc Trăng lưu ý nông dân:
Đối với diện tích chuẩn bị xuống giống mùa 1 vụ và đông xuân sớm phải làm đất kỹ và tuân thủ lịch thời vụ của ngành nông nghiệp để hạn chế rủi ro trong sản xuất.
Còn với diện tích lúa đã gieo sạ đang ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng phải quan tâm quản lý các bệnh đạo ôn, đốm vằn, cháy bìa lá. Cùng với trà lúa hè thu chính vụ đang trổ chín, nhiều diện tích lúa thu đông cũng chuyển sang giai đoạn đòng no đến trổ bông.
Để ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở các giai đoạn này là đạo ôn cổ bông và lem lép hạt, bà con cần phun ngừa ở 2 thời điểm lúa trổ thưa và trổ đều bằng thuốc đặc trị.
Related news
Nông dân trong huyện U Minh (Cà Mau) vừa kết thúc vụ thu hoạch cá đồng, giá cá ở mức cao ngay từ đầu vụ và tiếp tục tăng ở cuối vụ.
Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.
Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phối hợp nông dân thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với diện tích hơn 2ha. Các loài hoa được trồng chủ yếu là hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa để thu hút thiên địch như: cúc Đà Lạt, hoa dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp,...
Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).
Trong những năm gần đây xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đang có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, từ những mô hình kinh tế điển hình của các hộ dân trong xã mở ra hướng đi mới để thoát nghèo, trong đó có gia đình anh Đào Văn Thắm ở thôn 4.