Thời Tiết Khô Hạn Tại Đông Nam Á Đẩy Giá Cao Su Tăng

Sản lượng cao su của tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia có thể sẽ giảm từ 6-8% do thời tiết mùa Đông năm nay (từ tháng Hai đến tháng Năm) sẽ khắc nghiệt.
Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRC) dự báo giá cao su tự nhiên có thể sẽ tăng trong bối cảnh thời tiết khô hạn đã làm giảm sản lượng cao su tại Đông Nam Á - khu vực trồng cao su chủ yếu của thế giới, trong khi nhu cầu đối với mặt hàng này đang tăng.
Thị trường cao su đã bắt đầu xu hướng giảm giá kể từ tháng 1/2014 do các quan ngại về khả năng đà tăng trưởng của Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới - sẽ chậm lại.
Tuy nhiên, hôm 6/2, giá của các hợp đồng tương lai về cao su tại Sở Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) đã tăng 12% so với mức thấp nhất trong 18 tháng qua do có những đồn đoán rằng hạn hán sẽ làm giảm nguồn cung cao su trên thế giới.
IRC dự báo năm 2014, sản lượng cao su của tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia có thể sẽ giảm từ 6-8% do thời tiết mùa Đông năm nay (từ tháng Hai đến tháng Năm) sẽ khắc nghiệt. Nếu hiện tượng El Nino xảy ra, thời tiết có thể sẽ khắc nghiệt hơn và tác động tiêu cực tới sản lượng.
Ông Joel Widenor, Giám đốc phụ trách dịch vụ nông nghiệp của tập đoàn Commodity Weather Group, có trụ sở tại Maryland (Mỹ), nói trong 90 ngày qua, các khu vực ở miền Nam Thái Lan - nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới - đang trải qua giai đoạn thiếu mưa.
Trong khi đó, dự trữ cao su ở ba nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới này đang đứng ở mức thấp. Thái Lan, Indonesia và Malaysia hiện chiếm khoảng 70% nguồn cung cao su toàn cầu.
Về mặt cầu, nhu cầu tiêu thụ cao su có thể tăng do đà tăng trưởng kinh tế ở các nước nhập khẩu chủ chốt.
Trong phiên giao dịch ngày 19/3 tại TOCOM, giá cao su tự nhiên đứng ở mức 236 yen/kg (2.325 USD/tấn).
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 1999, khi Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh thành công thì phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển, ngày càng mở rộng và khởi sắc. Hiện nay, diện tích nuôi tôm thâm canh trên 10 ngàn héc-ta, tập trung ở Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

Tôm hùm ở Khánh Hòa rớt giá từ 400.000 - 750.000 đồng/kg. Việc mua bán phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc khiến nuôi loài thủy sản có giá trị này như bước vào canh bạc
Từ đầu tháng 4/2015 đến nay, liên tục trong 02 đợt thu mẫu giám sát mầm bệnh tại số kênh cấp của vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng rất cao (chiếm trên 80% số mẫu giám sát), kết hợp với tình trạng nắng nóng từ đầu tháng tư đến nay và dự báo là sẽ còn kéo dài chính là điều kiện bất lợi dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi.

Hàng năm vào mùa sứa biển, vùng biển xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lại trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Mỗi ngày, ở đây có đến hàng trăm tàu, thuyền, mủng đánh bắt sứa; sản lượng ước tính 7 - 8 vạn đầu con. Tuy nhiên, mùa sứa năm nay ở Quan Lạn được cho là buồn nhất trong 5 năm trở lại đây, bởi mức tiêu thụ giảm mạnh.

Thời gian gần đây, cùng với việc ban đêm dùng lưới để xúc chình, thì người dân ở 2 xã An Thạch và An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) còn sử dụng bao tải chứa cát be bờ và dùng chà bổi để chặn bắt chình giống vào ban ngày.