Thời Tiết Khô Hạn Tại Đông Nam Á Đẩy Giá Cao Su Tăng

Sản lượng cao su của tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia có thể sẽ giảm từ 6-8% do thời tiết mùa Đông năm nay (từ tháng Hai đến tháng Năm) sẽ khắc nghiệt.
Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRC) dự báo giá cao su tự nhiên có thể sẽ tăng trong bối cảnh thời tiết khô hạn đã làm giảm sản lượng cao su tại Đông Nam Á - khu vực trồng cao su chủ yếu của thế giới, trong khi nhu cầu đối với mặt hàng này đang tăng.
Thị trường cao su đã bắt đầu xu hướng giảm giá kể từ tháng 1/2014 do các quan ngại về khả năng đà tăng trưởng của Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới - sẽ chậm lại.
Tuy nhiên, hôm 6/2, giá của các hợp đồng tương lai về cao su tại Sở Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) đã tăng 12% so với mức thấp nhất trong 18 tháng qua do có những đồn đoán rằng hạn hán sẽ làm giảm nguồn cung cao su trên thế giới.
IRC dự báo năm 2014, sản lượng cao su của tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia có thể sẽ giảm từ 6-8% do thời tiết mùa Đông năm nay (từ tháng Hai đến tháng Năm) sẽ khắc nghiệt. Nếu hiện tượng El Nino xảy ra, thời tiết có thể sẽ khắc nghiệt hơn và tác động tiêu cực tới sản lượng.
Ông Joel Widenor, Giám đốc phụ trách dịch vụ nông nghiệp của tập đoàn Commodity Weather Group, có trụ sở tại Maryland (Mỹ), nói trong 90 ngày qua, các khu vực ở miền Nam Thái Lan - nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới - đang trải qua giai đoạn thiếu mưa.
Trong khi đó, dự trữ cao su ở ba nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới này đang đứng ở mức thấp. Thái Lan, Indonesia và Malaysia hiện chiếm khoảng 70% nguồn cung cao su toàn cầu.
Về mặt cầu, nhu cầu tiêu thụ cao su có thể tăng do đà tăng trưởng kinh tế ở các nước nhập khẩu chủ chốt.
Trong phiên giao dịch ngày 19/3 tại TOCOM, giá cao su tự nhiên đứng ở mức 236 yen/kg (2.325 USD/tấn).
Related news

Nhiều năm qua, thanh long trở thành loại cây trồng “ưa chuộng” của nông dân tỉnh Bình Thuận. Dù giá cả có lúc trồi sụt nhưng về tổng thể, trồng thanh long hiện vẫn cho thu nhập cao gấp 3 - 5 lần so với trồng lúa và cao gấp hàng chục lần so với một số loại hoa màu khác.

Trong 9 tháng đầu năm 2014, khối lượng thủy sản NK vào Nga giảm 19,2%, trong khi thủy sản XK sang Ukraine giảm 58%. Ngày 7/8/1014, Nga ban hành lệnh cấm NK thực phẩm từ Australia, Canada, EU, Mỹ và Na Uy.

Cáo buộc về việc lạm dụng lao động trong ngành thủy sản khiến Thái Lan nỗ lực đẩy mạnh quảng bá ngành tôm ở Châu Âu. Thủy sản chiếm 40% XK thực phẩm của Thái Lan và một điểm tựa của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, hình ảnh của ngành thủy sản đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những cáo buộc về việc sử dụng lao động di cư bất hợp pháp, bắt họ phải lao động không lương trên biển trong nhiều năm.

Nói tới tôm thẻ chân trắng, nhiều người nghĩ ngay tới một số địa phương có thế mạnh như: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên. Nhưng ít ai biết được rằng, ở một nơi không giáp biển, nuôi tôm thẻ chân trắng đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điểm để xây dựng thương hiệu tôm này lại là phường Yên Thanh, TP Uông Bí (Quảng Ninh).

Theo ông Christian Chramer, giám đốc Hội đồng Thủy sản Na Uy, nhu cầu tại Ấn Độ rất tiềm năng và có những dấu hiệu tương tự Nga và Trung Quốc 10-15 năm trước. Ấn Độ có dân số đông, quan tâm đến thực phẩm lành mạnh, nhận thức được lợi ích của omega 3 trong hải sản.