Cam xoàn đầu mùa hút hàng
Hiện nay, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang bước vào đầu vụ thu hoạch cam xoàn, với giá bán “vũ đệm” 40 ngàn đồng/kg, cao hơn 5 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước nên nhiều nhà vườn rất phấn khởi.
Cam xoàn trúng mùa, trúng giá nông dân phấn khởi
Ông Nguyễn Văn Thua ngụ ấp Thới Mỹ 1, xã Vĩnh Thới cho biết: “So với năm rồi thì năm nay thời tiết khá thuận lợi nên phần lớn nhà vườn đều trúng mùa. Trung bình 1 công cam (1.000m2) có thể đạt sản lượng từ 3 - 5 tấn trái. 2 công cam nhà tôi ước đạt trên 10 tấn. Với mức giá 40 ngàn đồng/kg như hiện nay, tôi có thể lãi trên 150 triệu đồng/công”.
Ông Nguyễn Văn Sỉnh, một thương lái chuyên thu mua cam xoàn trên địa bàn huyện Lai Vung cho hay: “Ngoài thị trường truyền thống TP.Hồ Chí Minh thì thời gian gần đây, thị trường Hà Nội tiêu thụ hàng khá mạnh. Thêm vào đó, đây là giai đoạn đầu mùa nên sản lượng ở một số nơi còn thấp, trong khi nhu cầu của thị trường khá lớn, nên giá cam thời gian gần đây khá cao”.
Theo tính toán của nhà vườn, 1ha cam xoàn có thể cho từ 30 - 50 tấn trái. Với giá bán trung bình 40 ngàn đồng/kg sau khi trừ chi phí, nông dân lãi từ 700 triệu đồng - 1,5 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của nông dân, cam xoàn là loại cây có múi thuộc loại “khó tính”, rất khó chăm sóc và xử lý trái.
Vì vậy, dù cho lợi nhuận kinh tế cao, song nếu không được trồng trên vùng thổ nhưỡng phù hợp và có kỹ thuật canh tác tốt thì cam xoàn cũng không phải là loại cây trồng lý tưởng được nhà vườn ưu tiên lựa chọn.
Lai Vung là địa phương sở hữu diện tích vườn cây có múi lớn nhất tỉnh. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện toàn huyện có trên 200ha trồng cam xoàn.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Hòa bắt đầu nuôi ba ba từ năm 2000. Ban đầu, ông xây ao nuôi thử nghiệm 15 con ba ba giống nhưng do chưa biết cách chăm sóc, phòng bệnh nên ba ba chết dần dần. Học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi ba ba ở các tỉnh khác và tự rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, trong vòng 4 năm ông Hòa đã ổn định được tay nghề và bắt đầu kiếm được thu nhập 100 triệu đồng/năm.
Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm này diện tích có tôm thả nuôi trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 84.000ha. Trong đó, tôm nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh 6.277ha. Trong tuần qua, nông dân đã thu hoạch 53.436ha tôm nuôi, sản lượng đạt gần 1.500 tấn. Sau khi thu hoạch, nông dân tiếp tục cải tạo ao vuông và thả tôm nuôi hơn 19.200ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đã có 5.408ha tôm nuôi bị thiệt hại.
Công ty TNHH liên doanh Thung Lũng Nắng đang tiếp tục đầu tư hoàn thành Dự án Trang trại nuôi cá “Thung lũng cầu vồng” tại xã Đạ Sar và xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Với tổng nguồn vốn 1,7 triệu USD, trên địa bàn 2 xã này, công ty thực hiện dự án trên 100ha rừng thuộc Khoảnh 3, Tiểu khu 115 và các Khoảnh 3, 7, 8, 9, Tiểu khu 99, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.
Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.
Sau hơn 5 năm triển khai, dự án biến đổi khí hậu (BĐKH) do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ đã được Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế) triển khai có hiệu quả trên nhiều vùng đất bạc màu của tỉnh Quảng Trị. Từ dự án này, nhiều “vùng đất chết” ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong đã từng bước hồi sinh và mở ra hướng làm giàu bền vững cho người dân.