Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Từ Con Chim Cút

Thoát Nghèo Từ Con Chim Cút
Ngày đăng: 20/06/2014

Nuôi chim cút ấp trứng không chỉ giúp gia đình chị Phạm Thị Kim Điệp (ấp Phước Tân 2, xã Tân Hưng, TP.Bà Rịa) thoát nghèo mà còn vươn lên làm, giàu, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Chị Phạm Thị Kim Điệp cho biết, năm 1990, hai vợ chồng chị về Bà Rịa lập nghiệp. Lúc bấy giờ, cả hai vợ chồng đều là nhân viên Công ty Lâm sản xuất khẩu Bà Rịa, đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải sinh hoạt trong gia đình. Khi những đứa con ra đời, cuộc sống gia đình chị càng thêm khó khăn.

“Chúng tôi phải chắt chiu từng đồng, không dám ăn, dám mặc mà vẫn thiếu trước hụt sau, nghĩ tới cảnh nghèo mà rơi nước mắt” - chị Phạm Thị Kim Điệp nhớ lại.

Không an phận với cái nghèo, năm 2000, thấy việc nuôi chim cút lấy trứng, chưa nhiều người làm, chị Điệp bàn với chồng mạnh dạn vay vốn để “thử vận may”. Chạy vạy khắp nơi vay được 200 triệu đồng, vợ chồng chị Điệp bắt tay vào xây dựng chuồng trại và mua được 10.000 con cút giống. Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm, đàn chim cút của gia đình chị Điệp đẻ trứng ít nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Đã vậy, có những thời điểm dịch bệnh bùng phát, giá trứng giảm, chi phí thức ăn tăng cao…, khó khăn đó khiến gia đình chị tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng không nản chí, vợ chồng chị Điệp kiên trì học hỏi tích cực tìm tòi tích lũy kinh nghiệm chăm sóc chim cút. Nhờ đó, đàn chim ngày càng khỏe mạnh, ít bệnh và cho sản lượng trứng đều hơn. Thu nhập ngày càng nâng cao, kinh tế gia đình chị Điệp ổn định dần.

Chị Điệp chia sẻ, ưu thế nổi trội của chim cút là liên tục cho trứng trong vòng 7 tháng. Sau khoảng thời gian trên, năng suất trứng sụt giảm. Khi đó, chim được bán cho các nhà hàng để ăn thịt với giá 9.000 - 12.000 đồng/con và thay thế đàn chim hậu bị khác.

Theo chị Điệp, điều quan trọng nhất khi chăm sóc chim cút là phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, bảo đảm đủ ánh sáng, nhằm tạo môi trường sống tốt cho chim. Đồng thời, chú ý các bệnh theo thời tiếtđể khống chế dịch bệnh.

Hiện nay, gia đình chị Điệp không những nuôi cút để bán trứng lạt, mà còn cho ấp để lấy trứng cút lộn. Thị trường chủ yếu của gia đình chị Điệp là TP.Bà Rịa và thị trấn Long Hải (huyện Long Điền). Với số lượng đàn từ 10.000 – 12.000 con chim cút, mỗi tháng gia đình chị Điệp thu được hàng trăm ngàn quả trứng, với giá 70.000 đồng/100 quả, sau khi trừ chi phí, gia đình chị Điệp lãi khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình chị Điệp còn sẵn sàng giúp các hộ muốn nuôi chim cút về kinh nghiệm chăn nuôi, khi họ đến tham quan học hỏi về cách chăn nuôi chim cút của mình.

Năm 2013, chị Phạm Thị Kim Điệp đã được UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo” và đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh năm 2008 – 2013” do Hội Nông dân tỉnh tặng.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Trong Vèo Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Trong Vèo

Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh, việc chăn nuôi thất bại”. Không từ bỏ quyết tâm, cuối năm 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.

17/10/2014
Trở Về Với Bưởi Năm Roi Trở Về Với Bưởi Năm Roi

Huyện Châu Thành có thế mạnh vườn cây ăn trái, với diện tích hơn 9.000ha. Trong đó, bưởi Năm Roi chiếm gần 20%, với hơn 1.705ha. Nhưng 3 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng bưởi ở Châu Thành có xu hướng giảm do vườn bưởi bị lão hóa, ảnh hưởng thời tiết làm phát sinh mầm bệnh.

17/10/2014
Người Nuôi Cá Lóc Trúng Đậm Người Nuôi Cá Lóc Trúng Đậm

Người nuôi cá lóc ở ĐBSCL đang thắng lớn khi giá cá đang đứng ở mức 42.000-45.000 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí người nuôi thu về lợi nhuận từ 10.000-15.000 đồng/kg.

17/10/2014
Giao Phong Khai Thác Thế Mạnh Vùng Đồng Màu Giao Phong Khai Thác Thế Mạnh Vùng Đồng Màu

Với lợi thế vùng đồng màu cùng với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm tích lũy, các hộ nông dân xã Giao Phong (Giao Thủy) đã thực hiện nhiều biện pháp thâm canh, chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng với các công thức luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng cây rau màu trái vụ một cách hợp lý, phù hợp với từng chất đất và mùa vụ, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với dịch vụ thị trường tạo nên nhiều cánh đồng cho thu nhập hàng trăm triệu trên mỗi ha.

17/10/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

17/10/2014