Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân huyện Kbang điêu đứng với cây cao su

Nông dân huyện Kbang điêu đứng với cây cao su
Ngày đăng: 03/11/2015

Nhưng đến khi vườn cao su bước vào thời kỳ khai thác thì giá mủ cao su rớt thê thảm làm cho nhiều hộ dân nếm “trái đắng” và lại loay hoay phá bỏ cây cao su để chuyển sang cây trồng khác.

Từ năm 2007, thấy mủ cao su có giá, người dân huyện Kbang bắt đầu đổ xô vào trồng cao su.

Song khi cây cao su của bà con bắt đầu được khai thác thì giá mủ tụt xuống thấp, bị lỗ nặng khiến người dân nản chí không chăm sóc vườn cao su nữa và lại ồ ạt chặt bỏ để trồng cây khác.

Ông Bùi Văn Đà (tổ 11, thị trấn Kbang, huyện Kbang) cho biết: Năm 2007 khi cây cao su có giá trị kinh tế cao, ngoài việc chuyển 1,5 ha đất trồng cây ăn quả, tôi còn thuê thêm 8 ha đất khác để trồng cây cao su.

Đến năm 2012, khi cao su bắt đầu bước vào thời kỳ khai thác cũng là lúc giá mủ bắt đầu giảm mạnh.

Hiện với 1 ha cao su, thu trong 1 tháng bán được khoảng 7 triệu đồng, trong khi đó phải trả tiền thuê nhân công mất 6 triệu đồng.

Thu chỉ vừa đủ trả tiền công nên 2 năm qua tôi không thu hoạch nữa.

8 ha đất tôi thuê 20 năm với giá khoảng 100 triệu đồng mỗi năm, đầu tư hơn 1 tỷ đồng giống, phân bón trong thời gian qua, đến nay coi như trắng tay.

Do đó, tôi quyết định phá bỏ cao su để quay lại trồng cây ăn quả.

Hiện tôi đã phá 3 ha cây cao su chuyển sang trồng cây ăn quả và trong thời gian tới sẽ phá hết để chuyển sang trồng cam, quýt.

Cũng như gia đình ông Đà, sau nhiều năm trồng cao su mà không có lợi nhuận, từ đầu năm nay, nhiều hộ trồng cao su ở khu vực Dốc Ngựa (xã Đông, huyện Kbang) đã phá bỏ để trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Họ tận dụng gốc cao su làm trụ để làm giàn trồng chanh dây.

Anh Lê Văn Tân (tổ dân phố 1, thị trấn Kbang, huyện Kbang) cho biết:

Nhà trồng khoảng 2 ha cao su nhưng sau 8 năm đầu tư chăm sóc không mang lại lợi nhuận mà thậm chí còn bị lỗ nên tôi chuyển khoảng 5 sào sang trồng cây chanh dây.

Số còn lại gia đình chưa có kinh phí để chuyển đổi sang cây trồng khác.

Theo thống kê, toàn huyện Kbang có khoảng 800 ha cao su, trong đó có 357 ha cao su tiểu điền.

Diện tích cao su tiểu điền tập trung tại các xã: Đak Smar 181 ha, Sơ Pai 31 ha, Nghĩa An 42 ha, xã Đông 52 ha, thị trấn 10 ha.

Được biết, cây cao su bắt đầu được trồng tại huyện Kbang từ năm 2007 với diện tích khoảng 94 ha của người dân tự trồng.

Đến năm 2012, huyện Kbang bắt đầu triển khai mô hình cao su tiểu điền với diện tích 155 ha, năm 2013 trồng thêm 81 ha và đến năm 2014 trồng thêm 26 ha.

Ông Nguyễn Hữu Chiêu - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang cho biết: Việc người dân ồ ạt chặt bỏ diện tích cao su, hiện chúng tôi chưa có báo cáo cụ thể từ các địa phương.

Thực tế trên địa bàn huyện cây cao su mới được đưa vào trồng mấy năm gần đây, khi đến thời kỳ khai thác thì giá cao su lại tụt xuống thấp một thời gian dài, người trồng cao su bị lỗ nên chuyển sang cây trồng khác.

Trước mắt, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân không nên vội vàng phá bỏ cây cao su.

Trong thời gian giá mủ xuống thấp, người dân có thể ngừng khai thác để cây cao su có thời gian phục hồi và hạn chế đầu tư.


Có thể bạn quan tâm

Cách tính chữ bột củ mì tươi nông dân luôn bị thiệt Cách tính chữ bột củ mì tươi nông dân luôn bị thiệt

Đã thành thông lệ, khi thương lái hoặc người dân đem củ mì tươi đến bán cho các nhà máy chế biến đều phải qua khâu đo lường (thử) phần trăm chữ bột (điểm) để tính tiền. Nhưng chữ bột được các nhà máy khống chế ở mức tối đa là 30% nên cho dù thực tế chữ bột có cao hơn thì người bán cũng không được hưởng.

24/07/2015
Mua nhầm giống cải, nông dân thiệt hại nặng Mua nhầm giống cải, nông dân thiệt hại nặng

Nhiều nông dân ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vừa bị thiệt hại nặng vì mua nhầm giống cải bẹ trắng. Sau khi mua hạt giống về trồng, bà con mới phát hiện chúng không giống với giống cải bẹ trắng mà bà con thường trồng. Đã vậy, cải lại kém phát triển.

24/07/2015
Giải pháp nào cho vụ hè thu? Giải pháp nào cho vụ hè thu?

Thời tiết không thuận lợi, chi phí sản xuất cao, năng suất thấp, lúa thường bị rớt giá… là những bất lợi khi canh tác lúa vụ hè thu. Tuy nhiên, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm chạp, nông dân vẫn cứ sản xuất lúa ồ ạt và vẫn tiếp tục… thất vọng với vụ lúa hè thu.

24/07/2015
Khoai lang rớt giá, nông dân phá rẫy Khoai lang rớt giá, nông dân phá rẫy

Giá khoai lang giảm chưa từng có, nhiều nông dân ở Bình Tân (Vĩnh Long) chấp nhận bỏ ruộng khoai không thu hoạch vì tiền nhân công còn cao hơn cả tiền bán khoai.

24/07/2015
Bình Thuận trồng nấm linh chi, nấm rơm cho hiệu quả kinh tế hộ Bình Thuận trồng nấm linh chi, nấm rơm cho hiệu quả kinh tế hộ

Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học & Công nghệ), Phòng Kinh tế huyện Tánh Linh (Bình Thuận), HTX Dịch vụ nông nghiệp Lạc Tánh đã triển khai mô hình liên kết trồng nấm linh chi, nấm rơm, sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm trên diện tích nhỏ tại vườn nhà anh Nguyễn Ngọc Dũng (khu phố Lạc Tín, thị trấn Lạc Tánh) mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình.

24/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.