Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Nấm

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Nấm
Ngày đăng: 13/06/2013

Cách đây gần 15 năm về trước, khi ra riêng anh Nguyễn Văn Dũng (35 tuổi) và chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (32 tuổi) ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An chỉ có đôi bàn tay trắng ngoài miếng đất nhỏ cất nhà lá ở tạm.

Đôi vợ chồng phải đi làm nhiều nghề kiếm cơm từng bữa. Cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, chị Mai cùng mẹ chồng nhổ gốc rạ về làm nguồn nguyên liệu để trồng nấm rơm. Ban đầu, chị chỉ trồng vài luống nhỏ, lẻ bỏ mối ở chợ với số lượng trên 10 kg nấm/ngày. Nhận thấy mô hình này có triển vọng phát triển nên anh, chị học tập tham quan học thêm kinh nghiệm ở bạn bè và đầu tư phát triển nghề trồng rơm.

Do không có đất nên gia đình thuê nền đất trồng nấm nhiều nơi trong huyện và các huyện lân cận. Tùy theo mùa mà anh thuê đất để trồng nấm, đối với mùa nắng, anh chọn nền đất gần mé sông, mùa mưa chọn đất có nền cao cặp lộ. Để dễ vận chuyển nguyên liệu và bán nấm, miễn sao phải là nơi có nguồn nước tốt và kín gió, không có gió chướng, lốc xoáy.

Nguồn rơm cho mỗi điểm thực hiện hàng năm khoảng 20-30 tấn rơm (nguồn rơm nếp thì càng tốt vì cho năng suất cao). Kinh nghiệm để cho năng suất rơm cao là rơm phải se chặt, luống cách luống khoảng 1,2 tấc, bề ngang luống 1,2 tấc, cao 1,5 tấc.

Bình quân mỗi năm anh làm khoảng 5 điểm. Mỗi điểm khoảng 20-30 tấn rơm bán, năng suất nấm thu hoạch bình quân 2-3 tấn, bán với giá mùa nghịch 30.000 đồng/kg, mùa thuận trên 15.000 đồng/kg. Qua thời gian trồng nấm trên 2 tháng, sau khi trừ chi phí anh chị thu lời khoảng 15-20 triệu đồng

Chính từ sự vượt khó và chịu học tập kinh nghiệm, gia đình anh Nguyễn Văn Dũng đã vươn lên sản xuất thành công bằng nghề trồng nấm và tạo công ăn việc làm cho hơn 10 lao động nông nhàn tại địa phương. Từ thành quả đó, nhiều năm liền anh được tuyên dương và nhận giấy khen khen ngợi thành tích sản xuất giỏi và còn là “địa chỉ” trao đổi học tập kinh nghiệm trồng nấm của nhiều người.


Có thể bạn quan tâm

CXT 30 chinh phục đất bạc màu CXT 30 chinh phục đất bạc màu

CXT 30 không những sống được ở vùng đất bạc màu mà còn tỏ ra vượt trội hơn các giống khác, ít bị sâu bệnh, tiết kiệm chi phí phân bón cũng như thuốc BVTV.

14/09/2015
Thành công nhờ liên kết trong sản xuất Thành công nhờ liên kết trong sản xuất

5 năm qua, hàng ngàn lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, Khánh Hòa được đánh giá là một trong số ít tỉnh huy động và sử dụng vốn Quỹ HTND hiệu quả nhất nước.

14/09/2015
Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa

Không chỉ hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa hoang hóa, anh Lò Văn Nghĩ (bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La) còn trực tiếp hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn bằng chính mô hình trang trại của mình.

14/09/2015
Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân

Dù chỉ là giống gà ta bình thường chứ không phải loại quý hiếm như gà Tò "tiến vua" ở Quỳ Phụ (Thái Bình) nhưng cặp gà gồm 1 trống, 1 mái của bà Nguyễn Thị Nga (52 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) vẫn có lông phủ từ khuỷu đến tận bàn chân.

14/09/2015
Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây

Nhiều cơ sở thu mua sầu riêng tại Đăk Lăk vừa bị phát hiện dùng hóa chất tẩm cho sầu riêng chín nhanh, đều. Chưa biết tác hại thực sự của việc làm này đến đâu, song rõ ràng đã ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng Đăk Lăk.

14/09/2015