Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Nấm

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Nấm
Publish date: Thursday. June 13th, 2013

Cách đây gần 15 năm về trước, khi ra riêng anh Nguyễn Văn Dũng (35 tuổi) và chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (32 tuổi) ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An chỉ có đôi bàn tay trắng ngoài miếng đất nhỏ cất nhà lá ở tạm.

Đôi vợ chồng phải đi làm nhiều nghề kiếm cơm từng bữa. Cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, chị Mai cùng mẹ chồng nhổ gốc rạ về làm nguồn nguyên liệu để trồng nấm rơm. Ban đầu, chị chỉ trồng vài luống nhỏ, lẻ bỏ mối ở chợ với số lượng trên 10 kg nấm/ngày. Nhận thấy mô hình này có triển vọng phát triển nên anh, chị học tập tham quan học thêm kinh nghiệm ở bạn bè và đầu tư phát triển nghề trồng rơm.

Do không có đất nên gia đình thuê nền đất trồng nấm nhiều nơi trong huyện và các huyện lân cận. Tùy theo mùa mà anh thuê đất để trồng nấm, đối với mùa nắng, anh chọn nền đất gần mé sông, mùa mưa chọn đất có nền cao cặp lộ. Để dễ vận chuyển nguyên liệu và bán nấm, miễn sao phải là nơi có nguồn nước tốt và kín gió, không có gió chướng, lốc xoáy.

Nguồn rơm cho mỗi điểm thực hiện hàng năm khoảng 20-30 tấn rơm (nguồn rơm nếp thì càng tốt vì cho năng suất cao). Kinh nghiệm để cho năng suất rơm cao là rơm phải se chặt, luống cách luống khoảng 1,2 tấc, bề ngang luống 1,2 tấc, cao 1,5 tấc.

Bình quân mỗi năm anh làm khoảng 5 điểm. Mỗi điểm khoảng 20-30 tấn rơm bán, năng suất nấm thu hoạch bình quân 2-3 tấn, bán với giá mùa nghịch 30.000 đồng/kg, mùa thuận trên 15.000 đồng/kg. Qua thời gian trồng nấm trên 2 tháng, sau khi trừ chi phí anh chị thu lời khoảng 15-20 triệu đồng

Chính từ sự vượt khó và chịu học tập kinh nghiệm, gia đình anh Nguyễn Văn Dũng đã vươn lên sản xuất thành công bằng nghề trồng nấm và tạo công ăn việc làm cho hơn 10 lao động nông nhàn tại địa phương. Từ thành quả đó, nhiều năm liền anh được tuyên dương và nhận giấy khen khen ngợi thành tích sản xuất giỏi và còn là “địa chỉ” trao đổi học tập kinh nghiệm trồng nấm của nhiều người.


Related news

Nuôi Hươu Lấy Nhung Hướng Đi Mới Cho Nhà Nông Nuôi Hươu Lấy Nhung Hướng Đi Mới Cho Nhà Nông

Nuôi hươu lấy nhung đang là mô hình khá mới ở tỉnh Gia Lai. Được triển khai từ đầu năm 2013 tại huyện Chư Pah (thuộc dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện), đến nay, mô hình này đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo sự phấn khởi nơi người chăn nuôi.

Friday. July 11th, 2014
Hợp Tác Xã Chè Lương Sơn Phát Huy Sức Mạnh Tập Thể, Đẩy Mạnh Sản Xuất Kinh Doanh Hợp Tác Xã Chè Lương Sơn Phát Huy Sức Mạnh Tập Thể, Đẩy Mạnh Sản Xuất Kinh Doanh

Được thành lập năm 2001, Hợp tác xã (HTX) chè Lương Sơn (huyện Yên Lập) có 237 xã viên. Sau nhiều năm củng cố, đổi mới phương thức hoạt động, đến nay mô hình kinh tế tập thể của HTX Lương Sơn đã phát huy thế mạnh trong việc liên kết và là điểm tựa vững chắc cho các hộ gia đình xã viên phát triển sản xuất - kinh doanh chè.

Wednesday. December 3rd, 2014
Nông Dân Thị Xã Ngã Năm Bước Vào Mùa Năn Nông Dân Thị Xã Ngã Năm Bước Vào Mùa Năn

Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.

Friday. July 11th, 2014
Rà Soát, Thống Kê Diện Tích Bưởi Các Loại Trên Địa Bàn Toàn Tỉnh Rà Soát, Thống Kê Diện Tích Bưởi Các Loại Trên Địa Bàn Toàn Tỉnh

Thực hiện chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015, đến nay diện tích bưởi Diễn toàn tỉnh đạt 741,7ha, bưởi Đoan Hùng đạt 1.015ha, sản lượng năm 2014 của các giống bưởi trên đạt gần 12 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập ước đạt trên 170 tỷ đồng. Nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Wednesday. December 3rd, 2014
Nông Dân Làm Khuyến Nông Nông Dân Làm Khuyến Nông

Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.

Wednesday. December 3rd, 2014