Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tan tác làng cá bè Phước Vinh Tây Ninh

Tan tác làng cá bè Phước Vinh Tây Ninh
Ngày đăng: 04/09/2015

Trắng tay cũng vì nuôi cá bè

Trở lại làng bè cá Phước Vinh vào những ngày cuối tháng 8.2015, cán bộ UBND xã cho biết, hiện làng cá bè Phước Vinh đã tan tác, nhiều người đã bỏ nghề nuôi cá do bị lỗ trắng tay sau những lần nước sông Vàm Cỏ Đông bị ô nhiễm. Cán bộ xã Phước Vinh đưa chúng tôi đến thăm một hộ dân còn bám trụ với nghề nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông là ông Tư Tẩu- 60 tuổi, tại bến Băng Dung.

Ông Tư Tẩu cho biết, trước đây ông nuôi 24 bè cá tại đoạn sông trước nhà, nhưng sau nhiều lần nước sông bị ô nhiễm, cá nuôi bị chết nên hiện nay ông chỉ còn nuôi cầm chừng 4 bè cá. Ông Tư Tẩu cho biết thêm, trước đây các bè cá chủ yếu là cá lăng do mang lại kinh tế cao, nhanh chóng làm giàu.

Thế nhưng hiện tại, ông chỉ còn dám nuôi những loại cá chịu đựng được nguồn nước ô nhiễm như cá vồ đém, cá tra… nhưng cũng hồi hộp sợ nước sông ô nhiễm nặng.

Ông Tư Tẩu kể, giai đoạn trước năm 2007, chỉ nội đoạn sông ở bến Băng Dung đã có hàng trăm bè cá với hàng chục hộ dân nuôi làm nghề chính. Thế nhưng, sau những đợt nước sông bị ô nhiễm nặng, nhiều hộ dân nuôi cá bè đã bắt đầu chán nản, nhiều hộ dân từ khá giả trở nên trắng tay và bỏ bè đi làm thuê.

Thậm chí có hộ phải bán nhà, đất trả nợ. Dù không có chứng cứ nhưng ông Tư Tẩu vẫn nghi ngờ chính nước thải chưa qua xử lý của các nhà máy ở thượng nguồn sông làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Cách đây vài tháng, nước sông lại bị ô nhiễm, cá bè lại chết, khiến ông Tư Tẩu lỗ tiếp khoảng 400 triệu đồng. Hiện nay lứa cá vồ đém còn sót lại chẳng cho lời được bao nhiêu.

Ông Nguyễn Đức Hưng- sinh năm 1971, ngụ huyện Tân Biên, người đã từng khá lên nhờ nuôi bè cá lăng trên sông Vàm Cỏ Đông tại bến Bực Lỡ cho biết, vào năm 2005 - 2006, ông chỉ nuôi có 4 bè cá lăng nhưng đã mang lại lợi nhuận rất cao. Một bè 24m2 chi phí đầu tư khoảng 100 triệu đồng, sau khi thu hoạch có thể có lãi từ 100 đến 150 triệu đồng.

Khi đó, nhiều hộ từ các tỉnh Vũng Tàu, Đồng Nai kéo lên khu vực bến Băng Dung để làm bè nuôi cá lăng. Nhưng đến năm 2007, nước sông bị một đợt ô nhiễm nặng nề, cá bè nuôi trên sông Vàm Cỏ Đông chết trắng, người nuôi cá bè tại Phước Vinh lỗ hơn 13 tỷ đồng, thì người nuôi cá bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn.

Tuy nhiên, khi đó người dân vẫn còn hy vọng nước sông sẽ bớt ô nhiễm nên có một số hộ bám nghề- trong đó có anh, nhưng đến năm 2012, anh Hưng cùng nhiều hộ dân khác đã phải bỏ bè đi kiếm nghề khác để sinh sống.

Một trong hai hộ dân còn nuôi cá bè tại làng cá bè Phước Vinh là ông Trần Văn Minh, đang nuôi bè cá lăng tại bến Bực Lỡ, ấp Phước Lợi, xã Phước Vinh chua xót chia sẻ, khi nghe tin nuôi cá bè ở sông Vàm Cỏ Đông có lợi nhuận cao, gia đình ông từ Đồng Tháp kéo lên đây nuôi cá lăng.

Thời điểm đó, tại bến Bực Lỡ có khoảng 20 chục hộ quy tụ về làm bè nuôi cá, với hàng trăm bè cá cặp bờ sông. Thế nhưng chỉ đợt ô nhiễm nguồn nước nặng vào năm 2007, vợ chồng ông phải bán mảnh đất mua được ở xã Phước Vinh để trả nợ. Sau đó nhiều hộ tháo bè cá dời đi, chỉ còn lại khoảng 4 hộ cầm cự bám bè với hy vọng nước sông được cải thiện.

Thế nhưng những lần nước sông bị ô nhiễm tiếp theo, cá nuôi liên tục bị chết, những hộ dân bám nghề ngày càng “đuối” hơn. Cho đến đợt nước sông bị ô nhiễm nặng vào tháng 4.2015 mới đây, hầu hết các hộ dân còn lại đã bỏ bè đi mà chẳng buồn tháo dỡ bè.

Riêng vợ chồng ông Minh may mắn phát hiện kịp nguồn nước bị ô nhiễm, dùng tăng bao quanh bè, bơm nước giếng, sục khí ô xy nên cứu kịp đàn cá lăng khoảng 2.000 con đang tới thời kỳ thu hoạch. Hiện nay, hằng ngày vợ ông Minh tích cực chăm sóc chờ ngày cá “phục hồi” trở lại để bán. Ông Minh cho biết, sau khi bán xong đợt cá lăng này, vợ chồng ông sẽ quay về quê ở Đồng Tháp làm thuê chứ không dám ở lại bám nghề nuôi cá bè nữa.

Không có quy hoạch nghề nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông

Ông Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Vinh, huyện Châu Thành cho biết, hiện nay làng nuôi cá bè xã Phước Vinh không còn nữa. Thậm chí đến Hợp tác xã cá bè Hải Ninh ở xã Phước Vinh cũng chính thức xoá sổ vào năm 2012 do nhiều xã viên bỏ bè.

Ông Hoàng cho biết thêm, trước tình trạng nước sông bị ô nhiễm, cá nuôi bè bị chết, Hội Nông dân xã Phước Vinh cũng đã nhiều lần có văn bản gửi đến các ngành chức năng kiến nghị tìm biện pháp xử lý. Thế nhưng sau đó nước sông Vàm Cỏ Đông lại tiếp tục ô nhiễm mà không hề có giải pháp gì hạn chế.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trong quy hoạch phát triển nghề nuôi thuỷ sản ở tỉnh, không có nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông, do có thể gây ô nhiễm và ngăn chặn dòng chảy, gây mất an toàn giao thông đường thuỷ.

Thế nhưng do thấy có lợi nhuận nên nhiều hộ dân đổ xô đến đây tự làm bè nuôi cá và trở thành làng cá bè, dù không được khuyến khích. Hậu quả là nhiều người bị trắng tay và làng nghề nuôi cá bè tại đây tan tác do nước sông Vàm Cỏ Đông thường xuyên bị ô nhiễm.

Dù làng bè không còn, nhưng nhiều người cũng mong rằng các ngành chức năng nên điều tra tìm ra nguyên nhân khiến nước sông Vàm Cỏ Đông thường xuyên bị ô nhiễm, bởi người dân cho rằng sự ô nhiễm trên sông Vàm Cỏ Đông thời gian qua là có vấn đề.


Có thể bạn quan tâm

Hà Nội đầu tư lớn làm nông nghiệp công nghệ cao Hà Nội đầu tư lớn làm nông nghiệp công nghệ cao

Ngày 8.7, trước khi bế mạc kỳ họp 13, HĐND TP.Hà Nội đã thảo luận và thông qua chủ trương đầu tư cho “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) giai đoạn 2016 – 2020”.

11/07/2015
Dưa hấu mất mùa, giá tăng gấp 3 lần Dưa hấu mất mùa, giá tăng gấp 3 lần

Ngày 10.7, ông Trần Ngọc Bằng - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh, Quảng Nam cho biết, vụ dưa thứ hai trong năm 2015, toàn huyện Phú Ninh có khoảng 250ha đang đến mùa thu hoạch.

11/07/2015
Hơn 90% nông dân làm lúa thu đông có lãi Hơn 90% nông dân làm lúa thu đông có lãi

Theo kết quả điều tra vừa công bố của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), có đến 91% số nông dân vùng ĐBSCL sản xuất lúa thu đông có lãi, chỉ 1% bị thua lỗ và 8% hòa vốn.

11/07/2015
Bình Dương ưu đãi vốn với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bình Dương ưu đãi vốn với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thực hiện “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 năm qua, tỉnh Bình Dương có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, cho doanh thu 3 tỷ đồng/ha/năm.

11/07/2015
Nông sản Việt có thể xuất hiện tại siêu thị của Thụy Sĩ Nông sản Việt có thể xuất hiện tại siêu thị của Thụy Sĩ

Ngoài các loại rau tươi theo mùa, một số hoa quả như mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... cũng đang có nhu cầu cao tại thị trường này.

11/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.