Tổng sản lượng thủy sản 8 tháng đạt 4,25 triệu tấn, tăng 3,0%

Đối với khai thác, trong tháng 8, thời tiết trên các vùng biển thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đối tượng cá nổi (cá nục, bạc má) xuất hiện nhiều ở khu vực vùng biển miền Trung, Đông Nam Bộ, trong khi giá bán hải sản nguyên liệu giảm nhẹ và giá dầu tiếp tục giảm xuống mức thấp hơn cùng kỳ 2014 khoảng 8.670 - 8.850 đồng/lít (giảm 39,0%).
Do đó hầu hết tàu cá tham gia khai thác hải sản trên các vùng biển lớn, không có tình trạng tàu cá nằm bờ.
Sản lượng khai thác thủy sản tháng 8 ước đạt 254 nghìn tấn (tăng 4,5% so với cùng kỳ 2015), đưa tổng sản lượng khai thác 8 tháng năm 2015 đạt 1.978 nghìn tấn (tăng 4,4% so với cùng kỳ 2014), đạt 73,3% kế hoạch năm. Trong đó sản lượng khai thác hải sản 8 tháng đạt 240,2 nghìn tấn (bằng 104,9% so với cùng kỳ 2014).
Đối với nuôi trồng, sản lượng tháng 8 ước đạt 335 nghìn tấn, đưa tổng sản lượng nuôi 8 tháng đạt 2.269 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ 2014 và đạt trên 57,4% kế hoạch năm.
Cụ thể, diện tích nuôi tôm 8 tháng đạt 648.568 ha (bằng 99,1% so với cùng kỳ 2014), trong đó tôm sú đạt 583.776 ha (bằng 102,9% so với cùng kỳ 2014), tôm chân trắng đạt 64.792 ha (bằng 74,4% so với cùng kỳ 2014), sản lượng thu hoạch đạt 287.215 tấn (bằng 80,0% so với cùng kỳ 2014), trong đó tôm sú đạt 149.307 tấn (bằng 89,9% so với cùng kỳ), tôm chân trắng đạt 137.908 tấn (bằng 71,5% so với cùng kỳ 2014).
Trong tháng 8, giá tôm sú nguyên liệu cơ bản ổn định ở mức 240.000 - 260.000 đồng/kg, tuy nhiên thấp hơn cùng kỳ 2014 từ 15.000 - 20.000 đồng/kg tùy loại và địa phương, giá tôm chân trắng có xu hướng tăng nhẹ (2.000 - 5.000 đồng/kg) vào cuối tháng nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ 2014 từ 18.000 - 35.000 đồng/kg.
Tính đến hết tháng 8/2015, diện tích nuôi cá tra (bao gồm cả diện tích nuôi năm 2014 chuyển sang) đạt 3.878 ha (bằng 100,9% so với cùng kỳ 2014), sản lượng thu hoạch đạt 668.369 tấn (bằng 105,9% so với cùng kỳ). Giá nguyên liệu tại ao nuôi trung bình 20.128 đồng/kg (giảm 1.666 đồng/kg so với cùng kỳ 2014).
Về vấn đề thị trường, trong tháng 8 tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Trong đó, giá trị xuất khẩu tôm sụt giảm do tôm chân trắng Việt Nam không cạnh tranh được với tôm các nước khác, giá tôm sú cao nhưng sản lượng giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu nhà nhập khẩu. Ước tính, giá trị xuất khẩu tôm 8 tháng giảm 700 triệu USD so với cùng kỳ 2014.
Tại cuộc họp Giao ban tháng 8, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng Vũ Văn Tám đã chỉ đạo các đơn vị tập trung giải quyết khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Cụ thể: Vụ Nuôi trồng thực hiện rà soát số liệu thống kê, đặc biệt trong nuôi tôm, tổ chức hội nghị chuyên đề về mô hình tôm-lúa, quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư đầu vào, phối hợp với cục Thú y (Bộ NN và PTNT) trong kiểm soát dịch bệnh, tiếp tục thực hiện đề án quan trắc cảnh báo môi trường, Nghị định 36…
Trong lĩnh vực khai thác, thực hiện sửa đổi bổ sung Nghị định 67, bám sát việc triển khai dự án đóng tàu, có giải pháp đối với nghề lưới rê…
Đối với thị trường xuất khẩu, Tổng cục trưởng yêu cầu Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế phối hợp VASEP tháo gỡ khó khăn về thị trường, tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cuối năm…
Có thể bạn quan tâm
-7686528.jpg)
Sáng 19-1, 26 tháng Chạp, đường Nguyễn Huệ đã khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu của hàng trăm ngàn chậu hoa tươi, các tiểu cảnh vui nhộn, đồng lúa xanh rì và chiếc cầu khỉ đặc trưng.

Khổ qua trồng được trên nhiều loại đất, đất cần được cày, xới (mùa khô đất phơi ải trước 8 ÷ 10 ngày, mùa mưa yêu cầu chân đất cao ráo không bị ngập nước) dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước, bón vôi xử lý đất (30kg/sào).

Chị Đào Thị Hằng, thôn Xuân Tiến, xã Tự Lạn (Việt Yên - Bắc Giang) mượn 2 ha ruộng của bà con trong thôn để trồng dưa bao tử mang lại khoản thu nhập đáng kể.

Đầu năm 2009, thời tiết mưa nhiều, đa số các vườn trồng chôm chôm ở Đồng Nai cho trái muộn và thất mùa. Thế nhưng, vườn chôm chôm của ông Nguyễn Văn Nam ở ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc), vẫn sai trái và thu lời hơn 70 triệu đồng/hécta

Nằm ở khu vực ĐBSCL nên Vĩnh Long có tiềm năng đa dạng trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự phong phú về đối tượng cây trồng, vật nuôi, cùng với lợi thế về điều kiện tự nhiên