Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ong
Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.
Qua câu chuyện được biết: Anh Hải sinh ra ở làng quê nghèo thuộc tỉnh Thái Bình, nhà có đông anh em nên gặp nhiều khó khăn. Năm 1986, anh Đào Xuân Hải lên huyện Điện Biên lập nghiệp. Mặc dù, trải qua nhiều nghề để kiếm sống, nhưng cái đói, cái nghèo chẳng chịu buông tha.
Năm 2009, được bạn bè giới thiệu, tham quan một số mô hình nuôi ong và cho vay vốn 20 triệu đồng, anh đầu tư 20 thùng nuôi ong. Ban đầu, cũng rất khó vì thiếu kinh nghiệm chăm sóc, thiếu thuốc điều trị khi ong bị bệnh nên chết hàng loạt.
Theo anh Hải, ong hay chết vào mùa đông, bay và chia đàn vào mùa hè nên rất khó kiểm soát được số lượng đàn. Khó khăn không nản, ngoài học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè và tham gia các lớp tập huấn nuôi ong do Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện tổ chức, anh Hải mày mò rút ra được kinh nghiệm cho mình.
Sau một thời gian áp dụng vốn kiến thức đã học vào thực tế, anh nhận biết được thời điểm nào ong chuẩn bị chia đàn, kịp thời xử lý những tổ ong bay… Đến nay, gia đình anh Hải có 60 thùng ong, mỗi năm cho thu hoạch 2 lần vào tháng 3 và tháng 12; trừ chi phí ban đầu, gia đình anh thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm. Anh Hải cho biết thêm, trong thời gian tới anh sẽ mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm từ 140 - 150 thùng ong.
Ngoài nuôi ong lấy mật, gia đình anh Hải còn trồng gần 1ha sắn, đào ao thả cá tăng thêm thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng/năm. Với tổng thu nhập gần 80 triệu đồng/năm, gia đình anh Hải đã xây dựng được ngôi nhà 2 tầng khang trang, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Không những là điển hình về phát triển kinh tế, anh Hải còn là người rất nhiệt tình khi sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm nuôi ong cho các hội viên khác trong xã. Nhiều gia đình trong xã sau khi được anh giúp đỡ đã từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc song.
Có thể bạn quan tâm
Trước đó vào tháng 7-2013, dự án đã chọn 162 con bò cái giống lai Sind có trọng lượng từ 200kg trở lên của các hộ chăn nuôi ở hai huyện nói trên để gieo tinh nhân tạo giống bò nhập khẩu Red Angus. Kết quả, thụ thai gần 100% và năm hộ đợt đầu thu được 11 con bê lai Red Angus.
Câu chuyện tìm đầu ra cho hạt gạo đang chồng chất khó khăn. Mà nóng nhất là nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa Hè thu sớm trong buồn bã khi giá lúa rớt thê thảm. Đã đến lúc nhìn lại những cái lợi, cái hại của quá trình sản xuất lúa 3 vụ/năm.
Theo ông Tủi, nuôi bò theo quy trình VietGAP đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chí về con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại... và sẽ được cấp giấy chứng nhận khi đạt tiêu chuẩn. Được biết đàn bò sữa trên địa bàn hiện có khoảng 100.000 con, trong đó riêng Củ Chi chiếm hơn 65.000 con.
Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, bệnh “lá đứng” trên cây chanh không hạt có biểu hiện lá to và đứng, có màu xanh, đặc biệt là không có khả năng cho ra hoa đậu trái, đây được xem là bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân.
Việc nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh; tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học…