Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Giỏi

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Giỏi
Ngày đăng: 19/09/2013

Đó là anh Nguyễn Mộng Hùng, ở thôn Trà Sơn, xã Tây An (huyện Tây Sơn - Bình Định). Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi gà. Trang trại của anh có diện tích 1 ha, nuôi trên 4.000 con gà, cùng hệ thống lò ấp. Anh Hùng nuôi gà theo kiểu bán công nghiệp, vừa nuôi chuồng vừa nuôi thả. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy mô, bài bản, có hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước tự động, luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh cho gà.

Chị Trà, vợ anh Hùng, cho biết: “Trung bình mỗi ngày đàn gà đẻ 1.000 trứng, cứ 5 ngày tôi cho vào lò ấp một đợt, đến khi gà con nở ra thì bán. Với giá 9.000 đồng/con gà giống như hiện nay, sau khi trừ chi phí, mỗi tháng lãi khoảng 15 triệu đồng”. Anh Hùng chia sẻ thêm: “Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn gà, nếu thấy con nào có biểu hiện khác thường thì bắt nhốt riêng để tìm cách xử lý. Hàng ngày phải vệ sinh, xử lý chất thải; phun thuốc khử trùng chuồng trại định kỳ. Bên cạnh đó, cần tiêm vắc xin, bổ sung vitamin và khoáng chất từ 2-3 lần/tuần vào khẩu phần thức ăn của gà. Có như vậy gà mới đẻ trứng đều đặn, khi ấp nở gà con khỏe, đảm bảo chất lượng thì người mua mới ưa chuộng”.

Anh Hùng còn đầu tư nuôi 15 con heo thịt/lứa, xuất bán 2 lứa/năm. Kết hợp nuôi gà và heo, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 200 triệu đồng. Anh Hùng tâm sự: “Mấy năm gần đây gia đình tôi thu nhập cũng khá, xây được nhà ở khang trang, có điều kiện lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Sắp tới, tôi sẽ đầu tư cơ sở vật chất để nuôi thêm khoảng 1.000 con gà đẻ nữa”.

Đánh giá về hiệu quả kinh tế từ nuôi gà của anh Hùng, ông Võ Thành Nhẫn, Phó Chủ tịch UBND xã Tây An, cho biết: “Với quyết tâm thoát nghèo, vợ chồng anh Hùng đã có hướng đi đúng và đã thành công, có được cơ ngơi vững vàng. Chính quyền xã luôn khuyến khích người dân mở những trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm như anh Hùng để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương”.


Có thể bạn quan tâm

Hồi Sinh Nghề Rập Cua Hồi Sinh Nghề Rập Cua

Thời gian gần đây, sản lượng cua nuôi giảm mạnh do người dân dành ao nuôi tôm sú. Giá cua cao nên người dân ven biển Bến Tre hồi sinh nghề rập cua.

27/05/2014
Ngư Dân Vào Vụ Khai Thác Cá Nam Ngư Dân Vào Vụ Khai Thác Cá Nam

Vào vụ cá Nam năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện với trữ lượng rất lớn nên đã có 65% tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.

08/05/2014
Chợ Mới (An Giang) Phát Triển Đàn Bò Theo Hướng Trang Trại Chợ Mới (An Giang) Phát Triển Đàn Bò Theo Hướng Trang Trại

Từ mô hình trồng bắp thu trái non, lấy phụ phẩm nuôi bò; trồng cỏ voi cặp các bờ kênh, tuyến đê, trên đất trồng lúa… số lượng đàn bò huyện Chợ Mới phát triển đến 22.000 con, đi đầu phong trào nuôi bò của tỉnh. Địa phương đang dần hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao.

27/05/2014
Khôi Phục Mô Hình Lúa Tôm Ở Phú Thuận (An Giang) Khôi Phục Mô Hình Lúa Tôm Ở Phú Thuận (An Giang)

Từ điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (Thoại Sơn - An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh với diện tích 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.

09/05/2014
Cà Mau Nuôi Chim Yến Khó Quản Lý Vì Chưa Có Văn Bản Quy Định Tiêu Chuẩn Cà Mau Nuôi Chim Yến Khó Quản Lý Vì Chưa Có Văn Bản Quy Định Tiêu Chuẩn

Mấy năm gần đây, phong trào nuôi chim yến trên địa bàn Cà Mau phát triển mạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân, giải quyết nguồn lao động lớn cho địa phương.

27/05/2014