Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Giỏi

Đó là anh Nguyễn Mộng Hùng, ở thôn Trà Sơn, xã Tây An (huyện Tây Sơn - Bình Định). Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi gà. Trang trại của anh có diện tích 1 ha, nuôi trên 4.000 con gà, cùng hệ thống lò ấp. Anh Hùng nuôi gà theo kiểu bán công nghiệp, vừa nuôi chuồng vừa nuôi thả. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy mô, bài bản, có hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước tự động, luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh cho gà.
Chị Trà, vợ anh Hùng, cho biết: “Trung bình mỗi ngày đàn gà đẻ 1.000 trứng, cứ 5 ngày tôi cho vào lò ấp một đợt, đến khi gà con nở ra thì bán. Với giá 9.000 đồng/con gà giống như hiện nay, sau khi trừ chi phí, mỗi tháng lãi khoảng 15 triệu đồng”. Anh Hùng chia sẻ thêm: “Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn gà, nếu thấy con nào có biểu hiện khác thường thì bắt nhốt riêng để tìm cách xử lý. Hàng ngày phải vệ sinh, xử lý chất thải; phun thuốc khử trùng chuồng trại định kỳ. Bên cạnh đó, cần tiêm vắc xin, bổ sung vitamin và khoáng chất từ 2-3 lần/tuần vào khẩu phần thức ăn của gà. Có như vậy gà mới đẻ trứng đều đặn, khi ấp nở gà con khỏe, đảm bảo chất lượng thì người mua mới ưa chuộng”.
Anh Hùng còn đầu tư nuôi 15 con heo thịt/lứa, xuất bán 2 lứa/năm. Kết hợp nuôi gà và heo, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 200 triệu đồng. Anh Hùng tâm sự: “Mấy năm gần đây gia đình tôi thu nhập cũng khá, xây được nhà ở khang trang, có điều kiện lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Sắp tới, tôi sẽ đầu tư cơ sở vật chất để nuôi thêm khoảng 1.000 con gà đẻ nữa”.
Đánh giá về hiệu quả kinh tế từ nuôi gà của anh Hùng, ông Võ Thành Nhẫn, Phó Chủ tịch UBND xã Tây An, cho biết: “Với quyết tâm thoát nghèo, vợ chồng anh Hùng đã có hướng đi đúng và đã thành công, có được cơ ngơi vững vàng. Chính quyền xã luôn khuyến khích người dân mở những trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm như anh Hùng để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương”.
Related news

Dự án nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi gà áp dụng quy trình an toàn sinh học theo hướng VietGAHP có kiểm soát. Xây dựng mối liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ cung ứng sản phẩm gà đồi Yên Thế cho TP Hà Nội và một số thị trường khác với chất lượng ổn định, giữ vững thương hiệu, thị trường và hài hòa lợi ích của các bên.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Việt Nam có đủ vaccine phòng chủng cúm A H5N6 nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Tuy nhiên, đây chỉ là loại vaccine dùng tiêm cho gia cầm.

Đây là mô hình thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2014-2016”. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và bà con nông dân, mô hình này hứa hẹn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất. Tuy mới áp dụng không lâu, nhưng mô hình đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và nhận được sự đồng tình của người dân.

Hiện tại, diện tích trồng đu đủ toàn xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) hơn 10 ha, giống đu đủ lùn cao sản. Trong đó, tập trung trồng nhiều tại thôn Phú Thạnh. So với các loại cây trồng khác thì đu đủ là loại cây dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản.