Ngã Ngửa Với... Giống Tiêu Amazon
Nhiều nông dân tỉnh Đăk Nông đổ xô tìm tới các vườn ươm để đặt giống cây tiêu Amazon về trồng. Tuy nhiên đây lại là giống cây mới, chưa qua khảo nghiệm nghiên cứu, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo tìm hiểu của PV, hiện ở Đăk Nông xuất hiện nhiều vườn ươm, cơ sở bán giống tiêu ghép Amazon. Đây là một loại tiêu ghép được ghép từ gốc ghép là cây dây leo rừng Amazon với các giống tiêu địa phương.
Cây dây leo rừng Amazon được sử dụng làm gốc ghép có tên khoa học là Piper Colubrinum link, xuất xứ từ Nam Mỹ, được nhập từ Campuchia, Thái Lan về để ghép, chúng có hình thái khá giống cây trầu nên thường được bà con gọi nôm na là cây trầu Nam Mỹ.
Khi đưa vào Việt Nam, các cơ sở SX ươm giống đã dùng cây này làm gốc để ghép các giống tiêu truyền thống cho ra các giống tiêu mới. Theo các thông tin đánh giá ban đầu từ những chủ cơ sở vườn ươm thì giống tiêu này có bộ rễ rất khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh cao và đặc biệt là không bị úng nước nên được người dân ưa chuộng và ồ ạt tìm mua để về trồng.
Tuy nhiên, qua kiểm tra đánh giá, giống tiêu ghép Amazon này chưa có kết quả nghiên cứu đánh giá của các ngành chuyên môn và nhà khoa học cũng như chưa được tổng kết, đánh giá qua mô hình trồng thực tế để chứng minh về năng suất, chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Chương, Trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục BVTV Đăk Nông cho biết: "Trước thông tin nhiều người dân đổ xô tìm tới các vườn ươm để đặt giống tiêu Amazon về trồng, Chi cục đã phối hợp với phòng kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Sở NN-PTNT đã xuống tận Đồng Nai, nơi được coi là cái nôi SX giống để kiểm tra.
Ngã ngửa với... giống tiêu Amazon (1)
Để hạn chế thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra cho nông dân, Sở NN-PTNT Đắk Nông đã có các văn bản khuyến cáo, chỉ đạo Phòng NN-PTNT các huyện, thị xã trong tỉnh đẩy mạnh việc tuyên truyền không ồ ạt trồng giống tiêu Amazon, đồng thời tăng cường công tác quản lý việc SXKD giống trên địa bàn.
Về phía người nông dân cũng cần thận trọng trong việc tìm hiểu các giống cây trồng mới để đưa vào SX, nhằm tránh những thiệt hại không đáng có sau này.
Qua khảo sát tại các vườn ươm ở Đồng Nai, đoàn nhận thấy việc nhân giống tiêu Amazon chủ yếu là do các vườn ươm dựa trên các đặc tính tốt của cây trầu Nam Mỹ, sau đó tự ý ghép chung với giống tiêu Việt Nam chứ chưa qua quá trình nghiên cứu, đánh giá nào.
Hiện tại vẫn chưa có bất cứ chứng nhận về chất lượng nào đối với giống tiêu Amazon mà nông dân đang tìm mua về trồng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua".
Mặt khác, sau một thời gian theo dõi thực tế 5 ha tiêu Amazon đang được trồng khảo nghiệm trên địa bàn huyện Krông Nô, thị xã Gia Nghĩa, ông Phạm Hùng Vỹ, Phó phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Sở NN-PTNT Đăk Nông cho biết, giống tiêu Amazon được người dân tìm về trồng tại địa phương bộc lộ rất nhiều hạn chế, không giống như lời đồn thổi, quảng cáo từ các nhà vườn ươm giống.
Giống tiêu này có khả năng chịu hạn rất kém, không phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như thổ nhưỡng của địa phương Đăk Nông cũng như khu vực Tây Nguyên.
"Các hộ dân ở thị xã Gia Nghĩa trồng giống tiêu này đa phần bị chết dây, vàng lá cả vườn tiêu, không thể cứu được nên thiệt hại không hề nhỏ. Bên cạnh đó giống tiêu Amazon ra hoa thường không đồng loạt dẫn đến thời gian thu hoạch kéo dài, do đó chi phí thu hoạch tăng hơn các giống tiêu khác.
Đến thời điểm này vẫn chưa có một biện pháp nào để có thể giúp cây tiêu Amazon cho ra hoa, kết trái đồng loạt”, ông Vỹ nói.
Có thể bạn quan tâm
Vụ xuân năm nay, nông dân hai xã An Hà và Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) liên kết với Công ty Xuất nhập khẩu và Chế biến nông - lâm sản Hải Dương trồng 30 ha ngô ngọt xuất khẩu.
Xen canh là một trong những phương thức canh tác được nhiều người áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như ở huyện Ninh Sơn, Ninh Phước có những mô hình trồng xen canh như táo-trôm, đu đủ-ớt-dừa xiêm, xoài-mận… thu nhập kinh tế cao thì ở xã Vĩnh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) mô hình trồng xen canh tỏi-ớt cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho người dân.
Ngày 29.5, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, Cục đã có văn bản gửi các địa phương về việc xử lý sâu Superworm từ tháng 4.2014.
Mô hình được thực hiện thí điểm tại cánh đồng Khu phố 1 và 2 thị trấn Tân Sơn với diện tích 1,5 ha. Với mục đích thay đổi tập quán canh tác 3 vụ lúa/năm bằng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp trên cùng 1 diện tích.
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc hỗ trợ 2 triệu đồng/ha để chuyển đổi 112.000ha đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sang các cây trồng khác.