Cánh Đồng Lớn Ở Đồng Tháp
Đồng Tháp là tỉnh đứng thứ hai sau An Giang về diện tích thực hiện cánh đồng lớn (CĐL).
* 30% nông dân bán lúa cho DN
Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 ngành nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP của tỉnh 1,1%. Trong đó đóng góp lớn nhất là cây lúa.
Theo ông Công, nhờ nỗ lực thực hiện liên kết trong SX CĐL, đến nay có gần 30% nông dân trong tỉnh bán lúa trực tiếp cho DN. Cách đây 3 năm, nông dân thu hoạch lúa xong phải tự phơi, sấy khô và 100% đầu ra phụ thuộc vào thương lái. Gần đây bà con tham gia CĐL không còn cảnh mua vật tư nông nghiệp theo kiểu ghi nợ, chịu lãi ở các đại lý... lợi nhuận cũng tăng thêm từ 2 - 3 triệu đồng/ha.
Anh Mai Văn Tuấn, nông dân xã Phú Cường (huyện Tam Nông) cho biết: "Gia đình có 5,5 ha lúa, mối lo lớn nhất là đầu ra. Lúc trước thường bán cho thương lái, nay có DN bao tiêu thuận lợi hơn, vụ ĐX rồi lãi hơn 40 triệu đồng".
Có thể nói điển hình trong việc thực hiện CĐL ở Đồng Tháp là HTX Tân Cường. Ông Nguyễn Văn Trãi, GĐ HTX Tân Cường, huyện Tam Nông cho biết: "Năm 2014, từ nguồn kinh phí tỉnh và dự án cạnh tranh nông nghiệp ACP, HTX mở rộng diện tích trong vụ ĐX 2013-2014 lên 1.214 ha với 385 hộ tham gia CĐL.
Ngay từ khi triển khai, HTX đã tổ chức cho nông dân thực hiện theo một quy trình SX, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tuân thủ lịch thời vụ, làm đất, lượng giống gieo sạ, bón phân, thuốc BVTV, đến ứng dụng cơ giới hóa vào SX theo quy trình “1 phải 5 giảm”.
HTX cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân hơn 2,6 tỷ đồng với lãi suất 1%/tháng, thấp hơn lãi suất ngân hàng, giúp cho nông dân giảm giá thành SX từ 200 đồng/kg. Kết thúc vụ ĐX, HTX đã kêu gọi DN đến thu mua với sản lượng 850 tấn, mỗi kg lúa cao hơn giá thương lái mua bên ngoài từ 100 - 200 đồng".
Ông Trãi cho biết thêm, trong vụ HT 2014, HTX Tân Cường vẫn giữ vững diện tích 1.214 ha, thực hiện liên kết chuỗi giá trị từ SX – chế biến – kinh doanh đến tiêu dùng. Đồng thời, giữ vững mối liên kết 4 nhà tạo vùng nguyên liệu ổn định.
Đến nay, diện tích CĐL ở Đồng Tháp khoảng 80.000 ha, trải rộng trên 40 cánh đồng ở 12 huyện, thị, thành phố. Quy mô mỗi CĐL ở Đồng Tháp từ 100 - 200 ha được ứng dụng đồng bộ những TBKT vào SX từ khâu làm đất, gieo sạ, bón phân và thực hiện cơ giới hóa.
Trong đó, diện tích lúa thu hoạch bằng máy trong vụ lúa ĐX vừa qua trong tỉnh đạt 93%, giống lúa đạt chất lượng cao chiếm 51,1%, giá thành SX lúa là 3.241 đồng/kg (giảm 652 đồng/kg) so với vụ lúa ĐX 2012-2013. Sản lượng lúa thu hoạch ở 2 vụ lúa ĐX, HT đạt 2 triệu tấn. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp đang đẩy mạnh Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giúp nông dân ngày càng vững tin tham gia vào CĐL.
Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp: Để CĐL hiệu quả hơn cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT, áp dụng cơ giới hóa, tăng dần cơ cấu giống lúa chất lượng cao và tiếp tục kéo giá thành SX lúa giảm xuống nữa.
Có thể bạn quan tâm
Những chú bò sữa đầu tiên được nuôi ở Hải Phòng vào giữa năm 2014. Đây là mô hình chăn nuôi mới chưa từng có từ trước tới nay ở thành phố Cảng.
Trước đây, trong chăn nuôi (chủ yếu là nuôi heo) chất cysteamine được phép sử dụng để tăng trọng, tạo nạc. Cysteamine có thể làm heo tăng trọng khoảng 33%, tăng tỷ lệ nạc 4,6%, giảm tỷ lệ mỡ 8,5%. Chất cysteamine có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người và bị EU cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Đó là đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa được UBND tỉnh An Giang chấp thuận, chờ hướng dẫn mới nhằm quy hoạch, phát triển nghề nuôi chim yến theo hướng bền vững, hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và an toàn dịch bệnh.
Trong lúc chờ kết quả cuối cùng về thuế chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đi Mỹ đã dè dặt xuất hàng.
Như hằng năm, vào thời điểm mùa nắng nóng kéo dài cũng là lúc người nuôi tôm công nghiệp gặp khó khăn trong quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi. Do đó, người dân nuôi tôm cần tăng cường quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi để có vụ nuôi tôm đạt hiệu quả.