Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Dê

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Dê
Ngày đăng: 27/05/2013

Trước đây, đời sống của gia đình anh Trần Văn Lợi, ở làng Hiệp Hà, thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh - Bình Định) rất khó khăn. Năm 2003, anh vay vốn mua 5 con dê, trị giá 10 triệu đồng về nuôi thử, một năm sau 4 con dê cái đẻ 16 dê con (một năm dê đẻ hai lứa, mỗi lứa hai con). Anh nghĩ, nếu nuôi khoảng 3-4 năm sau sẽ có một bầy dê để vừa bán dê thịt, vừa bán dê giống. Không như anh mong muốn, năm 2005, đàn dê bị bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bầy dê con chết hết, chỉ còn lại mấy con dê lớn. Không nản lòng, anh tiếp tục đầu tư làm chuồng trại, mua thuốc phun khử trùng, nghiên cứu sách, báo kỹ thuật nuôi dê theo mô hình ở miền xuôi, và đã thành công.

Năm 2008, phong trào nuôi dê được bà con ở địa phương hưởng ứng nhiều, anh bán 16 con dê giống được 70 triệu đồng và tiếp tục mua thêm 5 con dê bách thảo về nuôi. Giống dê này nhanh lớn, thời gian nuôi ít hơn. Năm 2009, anh bán 20 con dê giống được 150 triệu đồng, một phần trả nợ ngân hàng, một phần anh đầu tư trồng rừng (rừng keo của gia đình anh hiện nay được 14 ha). Hiện bầy dê của anh có 90 con, trị giá hơn 100 triệu đồng.

Không những làm giàu cho bản thân, anh Lợi còn vận động bà con trong làng chăn nuôi dê để thoát nghèo. Anh hỗ trợ dê giống cho bà con và chịu trách nhiệm khâu tiêu thụ sản phẩm theo giá thị trường hiện nay. Anh Đoàn Văn Tuấn, một người chăn nuôi dê ở làng Hà Lũy, xã Canh Thuận cho biết: “Anh Lợi là người rất nhiệt tình, anh giúp đỡ tôi tận tình trong khâu chọn con giống tốt, hướng dẫn tôi cách phòng bệnh cho dê và cách làm chuồng trại đúng kỹ thuật…”.

Theo anh Lợi, việc chăn nuôi dê không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải cố gắng tìm hiểu và nắm vững kỹ thuật nuôi, theo dõi dê hàng ngày; không nên chăn thả dê khỏi chuồng sớm quá trong ngày, dê dễ mắc bệnh tiêu chảy. Dê con từ một tuần đến ba tuần tuổi không nên thả theo bầy dễ bị lạc. Bà con cũng lưu ý là nên tránh đàn dê ra xa đàn chó. Anh Lợi cho biết sẽ phát triển đàn dê lên khoảng 300 con.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Bống Tượng Bằng Mùng Lưới Mô Hình Nuôi Cá Bống Tượng Bằng Mùng Lưới

Hiện nay, trên địa bàn xã Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai - Bạc Liêu) có khoảng 20 hộ nuôi cá bống tượng với diện tích 5 ha. Đây được xem là mô hình nuôi thủy sản đem lại giá trị kinh tế cao. Điển hình là ông Lê Văn Minh (ngụ ấp 3) nuôi với mật độ 0,5 con/m2 trên diện tích 0,5 ha, cho lợi nhuận 70 triệu đồng/năm.

01/06/2012
Trồng Dứa Có Che Phủ Nilon, Góp Phần Nâng Cao Sản Lượng Dứa Ở Ninh Bình Trồng Dứa Có Che Phủ Nilon, Góp Phần Nâng Cao Sản Lượng Dứa Ở Ninh Bình

Áp dụng công nghệ thâm canh cây trồng có che phủ nilon là tiến bộ khoa học tiên tiến, đã và đang được phát triển trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới như ở Trung Quốc, Nhật Bản và ở nước ta đang được chú trọng phát triển trên diện rộng.

03/06/2012
Nông Dân Thu Nhập Cao Từ Trồng Dưa Hấu Ở Đông Sơn Nông Dân Thu Nhập Cao Từ Trồng Dưa Hấu Ở Đông Sơn

Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Đông Sơn (TX. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) được cải thiện đáng kể nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KHKT vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh, trong đó có mô hình trồng dưa hấu.

06/06/2012
May Rủi Nghề Nuôi Cá Tra Bấp Bênh Phong Trào May Rủi Nghề Nuôi Cá Tra Bấp Bênh Phong Trào

Những năm gần đây, thị trường cá tra bất ổn, khiến cho người nuôi cá da trơn vùng ĐBSCL lao đao. Họ đang phải cân nhắc và tìm hướng đi mới cho cái nghề đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro này.

10/06/2012
Thêm Tỉnh Bạc Liêu Bùng Phát Dịch Tai Xanh Thêm Tỉnh Bạc Liêu Bùng Phát Dịch Tai Xanh

Báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) về tình hình dịch bệnh cho hay, đã có thêm một tỉnh nữa bùng phát dịch tai xanh, đó là tỉnh Bạc Liêu.

14/06/2012