Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Chăn Nuôi Giỏi

Thoát Nghèo Nhờ Chăn Nuôi Giỏi
Ngày đăng: 16/12/2013

Đó là anh Nguyễn Minh Công, ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát (Bình Định). Bắt đầu chăn nuôi heo, gà từ năm 2006, nhờ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi tại địa phương và dần tích lũy kinh nghiệm, chăn nuôi có hiệu quả.

Từ đó, anh mở rộng quy mô chăn nuôi với 3 khu chuồng trại gồm 3 trại nuôi gà, 1 trại nuôi heo, được đầu tư hiện đại, bố trí khoa học, hợp lý. Trung bình một năm anh nuôi 3 - 4 lứa gà, mỗi lứa 3.500 con. Ở trại heo luôn có 5 heo nái, trên 80 heo thịt.

Theo kinh nghiệm chăn nuôi của anh Công, bên cạnh yếu tố kỹ thuật, lựa chọn con giống, tiêm phòng dịch bệnh, còn là khâu vệ sinh khu vực chăn nuôi và bố trí chuồng trại hợp lý, khoa học. Định kỳ 1 đến 2 lần/tháng, anh rắc vôi bột quanh khu vực chăn nuôi, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại. Chất thải của vật nuôi được đưa vào hầm biogas để đảm bảo môi trường trong lành, đồng thời tăng nguồn điện thắp sáng phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi. Nhờ đó, đàn heo, gà của anh phát triển tốt, hầu như không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Bình quân mỗi năm, trừ chi phí về con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, anh thu lãi khoảng trên 160 triệu đồng. Nhờ đó, anh đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi và có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho các con. Những năm qua, anh Công liên tục được các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể địa phương biểu dương, khen thưởng nhờ tinh thần ham học hỏi, dẫn đến thành công trong chăn nuôi, nhiệt tình giúp đỡ bà con thôn xóm trong phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư…


Có thể bạn quan tâm

Nấm Xanh Phát Huy Hiệu Quả Trên Đồng Ruộng Nấm Xanh Phát Huy Hiệu Quả Trên Đồng Ruộng

Hiện nay, nấm xanh đang được nhân rộng tại các địa phương và hầu hết bà con nông dân đều quan tâm đến mô hình này. Cán bộ bảo vệ thực vật thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A Nguyễn Thanh Phong cho biết: Được sự hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, địa phương đã gieo cấy nấm xanh khoảng 15ha lúa Đông xuân tại ấp 3B. Từ thực tế cho thấy, mô hình nấm xanh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân trong công tác phòng trừ sâu hại, đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

10/02/2012
Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lạc Xuân Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lạc Xuân

Theo báo cáo của ngành BVTV và phản ảnh của một số Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc thì tình hình sâu bệnh hại trên cây lạc đang có chiều hướng phát triển mạnh, gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt là những vùng chuyên canh lạc như Ninh Bình, Nghệ An, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…

15/07/2012
Giải Đáp Thắc Mắc Về Giống Lúa Lai B-TE1 Cho Vụ Mùa Giải Đáp Thắc Mắc Về Giống Lúa Lai B-TE1 Cho Vụ Mùa

Giống B-TE1 có xuất xứ từ đâu và được các cơ quan chức năng đánh giá như thế nào?

16/07/2012
Khánh Hòa: Lúa Bị Ngộ Độc?! Khánh Hòa: Lúa Bị Ngộ Độc?!

Theo báo cáo của Phòng NN- PTNT huyện Vạn Ninh, bệnh xuất hiện đã 2 tháng nay, lúc đầu chỉ vài hecta, sau lan rất nhanh, tập trung chủ yếu ở các xã Vạn Phú, Vạn Bình, Vạn Thắng… Ngay từ khi diện tích lúa bị bệnh và có dấu hiệu lan rộng, UBND huyện đã kết hợp với Chi cục BVTV tỉnh Khánh Hoà và Trung tâm BVTV miền Trung tiến hành thu thập mẫu gửi giám định tại Chi cục Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II ở TPHCM và Viện BVTV ngoài Hà Nội.

17/07/2012
Phát Triển Nghề Nuôi Các Loại Đặc Sản Biển Ở Thanh Hóa Phát Triển Nghề Nuôi Các Loại Đặc Sản Biển Ở Thanh Hóa

Nhờ khoanh nuôi, bảo vệ tốt, ngư dân xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa - Thanh Hoá) khai thác được hàng chục tấn vẹm xanh tại bãi đá ngầm đảo Sụp.

23/07/2012