Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Mía Thu 70 Đến 100 Triệu Đồng/ha

Trồng Mía Thu 70 Đến 100 Triệu Đồng/ha
Ngày đăng: 22/07/2011

Được sự trợ giúp cả về vốn và kỹ thuật của Nhà máy Đường Sông Con (Nghệ An), từ năm 2009 đến nay, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An đã chuyển đổi thành công hàng trăm ha đất bãi ven sông Con, đất màu hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mía mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với năng suất mía bình quân thấp nhất 80 tấn/ha, cao nhất 140 tấn/ha, nhờ đó hàng năm nguồn thu từ cây mía của xã Nghĩa Đồng đã liên tục tăng lên.

Ông Võ Duy Hiển, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đồng cho biết: Nghĩa Đồng là một xã vùng trung du, miền núi, thế nhưng toàn xã chỉ có tổng cộng 500 ha đất màu đồng, đất soi bãi dọc 2 bên bờ sông Con. Lẽ ra đất soi bãi 2 bên bờ sông thì màu mỡ và sẽ cho năng suất cây trồng cao hơn nhiều so với đất đồi vệ, thế nhưng không hiểu sao từ trước đến nay, vùng đất soi bãi ven sông được bà con nông dân xã Nghĩa Đồng trồng ngô, đậu, lạc vẫn cho năng suất thấp. Riêng cây ngô, mặc dù chiếm diện tích lớn nhất nhưng năng suất vẫn không ổn định. Những năm mưa thuận, gió hoà cũng chỉ được 200kg/sào (4 tấn/ha).

Do vậy, mỗi năm người dân Nghĩa Đồng đều cố gắng trồng 2 vụ ngô để tăng sản lượng ngô phục vụ chăn nuôi nhưng do thời tiết diễn biến phức tạp nên thông thường chỉ được 1 vụ ngô xuân là chắc ăn, còn vụ hè thu khi ngô chưa kịp ngậm sữa đã bị nước lũ tràn về thế là chỉ còn cách chặt cả cây về làm thức ăn cho trâu bò.

Năm 2009, trên cơ sở nghiên cứu lại mô hình thử nghiệm trồng 40 ha mía (giai đoạn 2006 - 2008) của Nhà máy Đường Sông Con trên vùng đất màu đồng xấu không tưới nước tại xã Nghĩa Đồng đạt 70-80 tấn/ha, Hội đồng nhân dân và UBND xã Nghĩa Đồng quyết định mạnh dạn chuyển một số diện tích đất bãi soi hai bên bờ sông Con sang trồng mía làm để tăng thu nhập cho người dân. Chủ trương của xã được lãnh đạo Nhà máy Đường Sông Con đặc biệt ủng hộ.

Ông Ngô Xuân Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đồng phấn khởi cho biết:

Hiệu quả thu được tại 141 ha mô hình trồng mía năng suất cao tại Nghĩa Đồng năm 2009 giống như một phản ứng dây chuyền có hiệu ứng ngay trong vụ trồng mía năm 2010. Chúng tôi không cần phải đi vận động nữa, bà con nông dân trong xã, nhất là các hộ trước đây chống đối cũng tự giác đăng ký với NM và chính quyền để chuyển đổi thêm 128 ha mía nữa đã nâng tổng diện tích mía của xã Nghĩa Đồng lên 280 ha, cao nhất từ trước tới nay. Cây mía bỗng trở thành cây trồng chủ lực của xã.

Mặc dù được phía Công ty CP Mía đường Sông Con hỗ trợ tiền cày máy + phân bón thế nhưng khi bắt tay vào cuộc vận động bà con chuyển sang trồng mía, anh em cán bộ xã đã phải bạc tóc khi triển khai chủ trương của Đảng uỷ, Nghị quyết của HĐND xã. Có những xóm bà con cố chấp nên phải họp tới, họp lui tới 4-5 cuộc mới bàn xong. Kết quả là năm 2009, toàn xã đã chuyển được 141 ha (chưa kể 10 ha mía lưu gốc). Điều làm bà con và cán bộ xã vui mừng là cuối vụ mía 2009, trên diện tích chuyển đổi sang trồng mía của xã, năng suất ruộng mía thấp nhất vẫn đạt trên 80 tấn/ha. Cá biệt có nhiều hộ đạt năng suất từ 120 đến 150 tấn/ha.

Ông Nguyễn Văn Thắng, kế toán ngân sách xã Nghĩa Đồng, người đầu tiên làm mô hình khảo nghiệm 1,5 ha mía cho Nhà máy Đường Sông Con trước năm 2009 nên được coi là "chuyên gia" trồng mía của xã cho biết: Điều phấn khởi của chúng tôi là từ năm 2009 đến nay giá mía nguyên liệu liên tục tăng cao (902.000 đồng/tấn) nên thu nhập của người trồng mía cũng vượt lên một cách đáng kể. Lần đầu tiên người trồng mía có lãi ròng bình quân 35 triệu đồng/ha.

Cá biệt một số hộ đầu tư thâm canh tốt đã cho thu từ 70 đến 100 triệu đồng/ha như hộ ông Bùi Văn Thân, xóm 11 làm 3 ha trên vùng đất xấu nhất của xã thế mà cuối vụ vẫn đạt 190 tấn cho tổng thu 170 triệu đồng. Hộ anh Tăng Tuấn Hà (xóm 11) chỉ làm 2 ha mía ROC 10 tổng thu đạt 190 triệu đồng/năm. Hộ anh Tạ Khắc Hiền, xóm 5A làm 2,8 ha đạt năng suất 120 tấn/ha, tổng thu đạt 230 tấn/ha. Riêng hộ ông Nguyễn Văn Thắng mặc dù chỉ chăm sóc 1,5 ha mía lưu gốc (vụ 2) mà vẫn giành được năng suất 110 tấn mía/ha, tổng thu đạt 103 triệu đồng…


Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp KH-CN đầu tiên ở Nam Định Doanh nghiệp KH-CN đầu tiên ở Nam Định

Vừa qua, Sở KH-CN Nam Định đã tổ chức lễ trao giấy chứng nhận Doanh nghiệp KH-CN cho Cty TNHH Cường Tân. Đây là doanh nghiệp KH-CN đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.

29/09/2015
2 giống lúa mới 2 giống lúa mới

Vừa qua, tại xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần (Viện Cây lương thực và cây thực phẩm) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả xây dựng mô hình SX giống lúa Sơn Lâm 2 và AIQ1102.

29/09/2015
Tuyển chọn 3 giống lúa chịu mặn Tuyển chọn 3 giống lúa chịu mặn

Theo Chi cục BVTV Phú Yên, toàn tỉnh có hơn 600 ha đất nhiễm mặn, tập trung ở các huyện Tuy An 300 ha, Đông Hòa 200 ha, TX Sông Cầu 80 ha và TP Tuy Hòa gần 30 ha.

29/09/2015
Vingroup ra mắt sản phẩm rau sạch Vingroup ra mắt sản phẩm rau sạch

Ngày 1/10 tới đây, Cty VinEco (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt thị trường mẻ rau sạch đầu tiên. Toàn bộ rau của VinEco được phân phối trong hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ trên toàn quốc.

29/09/2015
Liên kết chăn nuôi vào chiều sâu Liên kết chăn nuôi vào chiều sâu

Liên kết chăn nuôi, tiêu thụ thực phẩm tại Hà Nội đã bắt đầu manh nha những mô hình phát triển theo chiều sâu với chuỗi thực phẩm an toàn, chất lượng cao.

29/09/2015