Thoát Nghèo Nhờ Chăn Nuôi Giỏi

Đó là anh Nguyễn Minh Công, ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát (Bình Định). Bắt đầu chăn nuôi heo, gà từ năm 2006, nhờ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi tại địa phương và dần tích lũy kinh nghiệm, chăn nuôi có hiệu quả.
Từ đó, anh mở rộng quy mô chăn nuôi với 3 khu chuồng trại gồm 3 trại nuôi gà, 1 trại nuôi heo, được đầu tư hiện đại, bố trí khoa học, hợp lý. Trung bình một năm anh nuôi 3 - 4 lứa gà, mỗi lứa 3.500 con. Ở trại heo luôn có 5 heo nái, trên 80 heo thịt.
Theo kinh nghiệm chăn nuôi của anh Công, bên cạnh yếu tố kỹ thuật, lựa chọn con giống, tiêm phòng dịch bệnh, còn là khâu vệ sinh khu vực chăn nuôi và bố trí chuồng trại hợp lý, khoa học. Định kỳ 1 đến 2 lần/tháng, anh rắc vôi bột quanh khu vực chăn nuôi, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại. Chất thải của vật nuôi được đưa vào hầm biogas để đảm bảo môi trường trong lành, đồng thời tăng nguồn điện thắp sáng phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi. Nhờ đó, đàn heo, gà của anh phát triển tốt, hầu như không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Bình quân mỗi năm, trừ chi phí về con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, anh thu lãi khoảng trên 160 triệu đồng. Nhờ đó, anh đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi và có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho các con. Những năm qua, anh Công liên tục được các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể địa phương biểu dương, khen thưởng nhờ tinh thần ham học hỏi, dẫn đến thành công trong chăn nuôi, nhiệt tình giúp đỡ bà con thôn xóm trong phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư…
Related news

Ngày 9/9, Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Củ Chi đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.

Liên kết vừa là phương phức vừa là mục tiêu hướng đến trong việc sản xuất gắn với thị trường, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh. Gần 3 năm qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành liên kết chăn nuôi Lợn với qui mô lớn với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) và Công ty Khoáng sản Thương Mại Hà Tĩnh đã mang lại nhiều tín hiệu lạc quan.

Mấy năm nay, tư thương biết đến ông, họ đã tìm lên tận Pha Cúng cất hàng. Ông chỉ việc ngồi nhà đếm tiền mỏi tay. “Giờ thì vợ chồng tôi nhàn rồi. Ngay từ đầu vụ đã chốt được giá nhãn. Thuê người hái rồi đếm tiền là xong” - ông Binh hào hứng khoe.

Cái bắt tay giữa nông dân và siêu thị Việt ngày càng chặt được kỳ vọng sẽ tạo nhiều đột phá cho nông sản Việt trên con đường khẳng định thương hiệu, chinh phục người tiêu dùng trong nước và từng bước vươn ra khu vực.

Không phải là những ông chủ hàng hiệu hay kinh doanh những mặt hàng cao cấp, nhưng những người nông dân này lại làm giàu từ chính những mặt hàng nông sản rất đỗi gần gũi.