Nuôi Dê, Cừu Thành Triệu Phú

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, trại chăn nuôi dê, cừu của ông Hoàng Đại Nghĩa dưới chân khu núi 1, thôn Quán Thẻ 3, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận hiện có hơn 1.100 con dê, cừu (trong đó có 1 trại dê 700 con và 1 trại cừu 400 con), thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Vốn là sĩ quan hóa học xuất ngũ năm 1989, ông Hoàng Đại Nghĩa cùng vợ xin về làm công nhân tại Nông trường bông Quán Thẻ. Bên cạnh làm công nhân cho nông trường, ông còn thuê thêm chục ha đất để trồng bông, đậu, bắp, thuốc lá, lại còn tự khai hoang thêm 1,2 ha đất để trồng lúa. Trong tay không có vốn nên ông hợp đồng với nông trường để được hỗ trợ, giúp đỡ về công máy làm đất, đến cuối vụ thu hoạch thanh toán lại. Sự cần cù, chịu khó của vợ chồng ông đã được đền đáp khi không có năm nào bị mất mùa.
Bắt đầu có chút vốn tích lũy, ông Nghĩa đầu tư vào chăn nuôi bò. Từ hai con bò năm 1991, đến năm 1996 đàn bò lên đến 67 con. Sau đó, thấy nuôi dê, cừu có lợi hơn, ông đã bán hết đàn bò, chuyển sang nuôi dê, cừu. Năm 2002, ông quyết định lên núi mua 1,8 ha đất để mở rộng chuồng trại phát triển chăn nuôi. Năm 2007, giá dê, cừu xuống thấp, những người chăn nuôi ở Ninh Thuận có xu hướng bán hết dê, cừu vì thấy không có lãi. Với suy nghĩ làm ăn phải có lúc lên lúc xuống, ông Nghĩa vẫn cố gắng giữ đàn dê, cừu hơn 300 con, đưa lên núi chăn thả.
Với lợi thế nguồn thức ăn tự nhiên, lại có suối nước từ trên núi chảy xuống nên ông không phải tốn nhiều tiền đầu tư cho thức ăn và thuê nhân công như chăn nuôi ở đồng bằng. Có kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi nên đàn dê, cừu của ông Nghĩa ít bị bệnh, phát triển nhanh chóng. Hiện tại, ông có một trại cừu ở khu vực Dốc Hầm (Cà Ná) và một trại dê ở khu núi 1 (thôn Quán Thẻ 3) với hơn 1.100 con, trong đó 400 con dê nái và 200 con cừu nái, mỗi năm sinh sản hàng trăm dê cừu con, tiêu thụ dê, cừu thịt thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Là Chủ tịch Hội nông dân xã Phước Minh, ông Nghĩa luôn giúp đỡ cho các cựu chiến binh cũng như nông dân về giống, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời hỗ trợ cho bà con vay vốn không lãi để phát triển ngành nghề
Có thể bạn quan tâm

Với mong muốn giúp người thụ hưởng Chương trình 30a nhanh chóng thoát nghèo, các huyện nghèo trong tỉnh Quảng Ngãi đã chọn con giống lai có lợi thế về năng suất, sản lượng để hỗ trợ. Thế nhưng, hiệu quả mang lại là không cao.

Chúng tôi có mặt tại vườn mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chứng kiến những trái mướp dài treo tua tủa trên giàn đang chuẩn bị thu hoạch.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, tháng 8-2013, xã Quang Hiến (Lang Chánh - Thanh Hóa) đã phối hợp với Công ty TNHH VietGap ở huyện Yên Định xây dựng mô hình trồng ớt xuất khẩu tại thôn Bàn trên diện tích 5 ha, với 38 hộ dân tham gia.

Đến hẹn lại lên, những tháng cuối năm cũng là thời điểm nhiều địa chỉ “chế tác hàng độc” phục vụ tết ở ĐBSCL khởi động. Theo giới “chế tác hàng độc”, năm nay sẽ khan hiếm sản phẩm “độc” do mất mùa nhưng có nhiều mẫu mã mới được trình làng.

Những con đường bê tông phẳng lì, những ngôi nhà ngày một khang trang, các cánh đồng sản xuất nông nghiệp trù phú... Đó là những đổi thay có thể nhìn thấy được ngay ở xã điểm nông thôn mới Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. Còn nhớ, cách đây 3 năm (năm 2009), khi được Ban Bí thư Trung ương chọn làm xã điểm đại diện cho vùng trung du miền núi phía Bắc để xây dựng nông thôn mới (NTM), Tân Thịnh còn ngổn ngang công việc, chưa tiêu chí nào đạt được.