Ngư Dân Quảng Ngãi Được Mùa Cá Cơm Đầu Năm

Từ giữa tháng 2 đến nay, ngư dân các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi) được mùa cá cơm.
Bình quân mỗi đêm ngư dân đánh bắt từ 20-30 tấn cá, giá bán từ 12.000-15.000 đồng/kg, bà con thu về từ 250-450 triệu đồng.
Riêng ngư dân huyện đảo Lý Sơn, trúng mùa cá cơm quế. Mỗi đêm bà con đánh bắt được từ 3-4 tấn cá cơm quế, thu từ 40-60 triệu đồng, sau khi trừ chi phí mỗi lao động thu nhập từ 500.000-700.000 đồng/đêm.
Ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn cho biết cá cơm quế có hàm lượng đạm cao, thích hợp cho việc chế biến nước mắm, hấp xuất khẩu, phơi khô… nên được nhiều cơ sở thu mua với số lượng lớn.
Một số tư thương mua để hấp, phơi khô đóng gói chuyển vào đất liền, đưa tiêu thụ đi các tỉnh Tây Nguyên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu. Ngoài ra một số doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở chế biến mua để chế biến nước mắm.
Cùng với ngư dân Lý Sơn, ngư dân xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh), Bình Châu (Bình Sơn), Phổ An, Phổ Quang (Đức Phổ), Nghĩa An, Nghĩa Phú (Tư Nghĩa) cũng huy động hơn 200 trăm chiếc thuyền ra khơi đánh bắt cá cơm, hàng đêm mỗi tàu đánh bắt từ 300-700 kg, thu về từ 3-8 triệu đồng.
Nhờ được mùa cá cơm nên trong 2 tháng đầu năm, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã khai thác được trên 14.000 tấn cá các loại, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước./.v
Có thể bạn quan tâm

Vài tháng trước, trên vỉa hè Hà Nội bán tràn ngập quả thanh mai rừng có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá từ 130.000-150.000 đồng/kg. Cũng thời điểm đó, dân Hà thành sành ăn náo nức quảng bá một thứ quả đến từ nước Pháp- quả cherry- với giá khoảng 174.000 đồng/kg.

Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đã được triển khai tại Hậu Giang vào giữa năm 2012. Tuy nhiên sau ba năm triển khai thực hiện, nhiều người đã quay lưng và trở về với cách nuôi truyền thống.

Từ “cánh đồng mẫu lớn” của Công ty CP vật tư nông nghiệp An Giang (AGPPS) năm 2007 chỉ 200ha, đến năm 2015, “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết” đã phát triển mạnh ra nhiều tỉnh, thành với khoảng 290.000ha.

Mặc dù sản xuất muối tăng mạnh do thuận lợi về thời tiết, song nhờ triển khai mua tạm trữ, nên giá muối một số vùng trong nước tăng nhẹ so với tháng trước.

Giá lúa gạo ở ĐBSCL đang dao động ở mức thấp, sức tiêu thụ chậm khiến nông dân và thương lái như ngồi trên lửa. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng rối bời vì sản lượng tồn kho nhiều nhưng đầu ra cứ ì ạch. Thị trường lúa gạo diễn biến trong cảnh chợ chiều đìu hiu.