Thiếu Cá Tra Nguyên Liệu Đạt Chuẩn
Hiện nay có một số nhà máy phản ánh thiếu cá tra nguyên liệu chế biến và phải tạm ngưng sản xuất nhưng thực chất chỉ là thiếu cá đạt “size” (kích cỡ chế biến) như yêu cầu của khách hàng, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).
Trong khi một vài doanh nghiệp buộc phải tạm ngưng hoạt động do thiếu cá đạt “size” thì nguồn cá trong dân vẫn còn. Trong ảnh là nông dân Đồng Tháp đang cho cá tra ăn - Ảnh: TC.
Ông Hòe cho biết vấn đề thiếu hay thừa cá tra nguyên liệu của doanh nghiệp phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu của họ, nghĩa là nếu doanh nghiệp có đơn hàng nhiều sẽ thiếu nguyên liệu nhiều.
Ý kiến của một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại ĐBSCL, cho biết nguyên liệu thiếu do nguồn cá nuôi của họ bị hụt hoặc chưa đạt “size” để chế biến xuất khẩu, trong khi đó, họ lại thiếu vốn để mua cá trong dân.
Theo Vasep, do tình hình xuất khẩu cá tra còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với thị trường EU - thị trường nhập khẩu cá tra lớn của Việt Nam nên cả doanh nghiệp và nông dân có xu hướng kéo giảm diện tích thả nuôi hoặc chỉ thả nuôi cầm chừng.
Thống kê của Vasep cho thấy hiện có khoảng 15 - 30% diện tích ao nuôi cá tra của doanh nghiệp bị “treo”.
Ông Hòe cho biết xuất khẩu cá tra sẽ phục hồi trở lại trong quí 4 và tăng nhẹ so với quí 3. Cụ thể, ước kim ngạch xuất khẩu cá tra trong quí 4 sẽ đạt 470 triệu đô la Mỹ, tăng trên 7% so với quí 3 (gần 440 triệu đô la Mỹ), đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 1,8 tỉ đô la Mỹ, tương đương với năm 2011.
Theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao, trong 9 tháng đầu năm nay, thị phần xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng từ 17,2% lên gần 22% với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 283 triệu đô la Mỹ, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, nhiều bà con nông dân ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái. Trong đó, xoài cát Hòa Lộc luôn được người dân ưu tiên lựa chọn.
Ngày 24.7, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) tổ chức thả 20 nghìn con cá giống điêu hồng tại 4 lồng bè nuôi cá thí điểm tại khu vực đập phụ, cửa xả nước Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc).
Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) là biện pháp đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng trước tình hình các loại dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Những nguyên tắc đơn giản của phương pháp chăn nuôi ATSH có thể áp dụng đa dạng với quy mô từ nhỏ đến lớn.
Những năm gần đây, phong trào nuôi lươn tại xã Mỹ Hiệp Sơn ngày càng được nông dân chọn làm mô hình kinh tế quan trọng của gia đình, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, cho lợi nhuận cao và nhất là giá thị trường rất ổn định. Ông Phạm Văn Ba ngụ ấp Hiệp Thành, xã Mỹ Hiệp Sơn (Hòn Đất - Kiên Giang) là hộ điển hình thành công với mô hình này.
Mỗi hộ được hỗ trợ 10 cặp bồ câu giống và 50% chi phí thức ăn (30 ngàn đồng/cặp). Sau thời gian 4 tháng, khi bồ câu sinh sản đã đủ số lượng 10 cặp con giống đầu tiên thì các hộ này sẽ chuyển giao con giống cho những hộ nuôi tiếp theo.