Thiếu Cá Tra Nguyên Liệu Đạt Chuẩn

Hiện nay có một số nhà máy phản ánh thiếu cá tra nguyên liệu chế biến và phải tạm ngưng sản xuất nhưng thực chất chỉ là thiếu cá đạt “size” (kích cỡ chế biến) như yêu cầu của khách hàng, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).
Trong khi một vài doanh nghiệp buộc phải tạm ngưng hoạt động do thiếu cá đạt “size” thì nguồn cá trong dân vẫn còn. Trong ảnh là nông dân Đồng Tháp đang cho cá tra ăn - Ảnh: TC.
Ông Hòe cho biết vấn đề thiếu hay thừa cá tra nguyên liệu của doanh nghiệp phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu của họ, nghĩa là nếu doanh nghiệp có đơn hàng nhiều sẽ thiếu nguyên liệu nhiều.
Ý kiến của một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại ĐBSCL, cho biết nguyên liệu thiếu do nguồn cá nuôi của họ bị hụt hoặc chưa đạt “size” để chế biến xuất khẩu, trong khi đó, họ lại thiếu vốn để mua cá trong dân.
Theo Vasep, do tình hình xuất khẩu cá tra còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với thị trường EU - thị trường nhập khẩu cá tra lớn của Việt Nam nên cả doanh nghiệp và nông dân có xu hướng kéo giảm diện tích thả nuôi hoặc chỉ thả nuôi cầm chừng.
Thống kê của Vasep cho thấy hiện có khoảng 15 - 30% diện tích ao nuôi cá tra của doanh nghiệp bị “treo”.
Ông Hòe cho biết xuất khẩu cá tra sẽ phục hồi trở lại trong quí 4 và tăng nhẹ so với quí 3. Cụ thể, ước kim ngạch xuất khẩu cá tra trong quí 4 sẽ đạt 470 triệu đô la Mỹ, tăng trên 7% so với quí 3 (gần 440 triệu đô la Mỹ), đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 1,8 tỉ đô la Mỹ, tương đương với năm 2011.
Theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao, trong 9 tháng đầu năm nay, thị phần xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng từ 17,2% lên gần 22% với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 283 triệu đô la Mỹ, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Related news

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố kết quả thực hiện kế hoạch 10 tháng năm 2014 của ngành. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10/2014 ước đạt 2,28 tỉ USD. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước đạt 25,39 tỉ USD; tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Tính đến hết tháng Tám, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu đặt hàng tôm tăng tại thị trường Mỹ đã đẩy giá tôm tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam tăng lên trong nhiều tháng qua.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 9/2014, trong hai tuần đầu tháng 10, giá xuất khẩu cao su trung bình tiếp tục giảm, chỉ đạt 1.500 USD/tấn, giảm 76 USD/tấn (4,8%) so với mức trung bình trong tháng 9/2014 và giảm 865 USD/tấn (36,6%) so với tháng 10/2013. Như vậy, tính đến hết tháng 9/2014, ngành cao su xuất khẩu được 713.000 tấn, đạt khoảng 1,26 tỷ USD, giảm nhẹ về lượng 1,4% và giảm mạnh 26,2% về giá trị do giá giảm sâu 25,2%.

Ngày 22-10, ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa, cho biết thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá ngừ đại dương đi Mỹ gặp khó khăn, bị trả hàng liên tục vì cá nhiễm vi sinh như khuẩn E.Coli, Salmonella…

Đáng chú ý là tình hình sản xuất cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đang có dấu hiệu khả quan, giá cá tra tăng nên người nuôi đã bắt đầu có lãi. Cụ thể, diện tích nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL trong 10 tháng đầu năm ước đạt hơn 7.000 ha với sản lượng 890 ngàn tấn.