Hơn 300 Nông Dân Tham Gia Dự Án Chuỗi Giá Trị Sản Xuất Lúa Gạo Ở Long Mỹ (Hậu Giang)

Cuối tuần qua, tại thị trấn Long Mỹ, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty Bayer Việt Nam tổ chức ra mắt dự án chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo tỉnh Hậu Giang thuộc cánh đồng mẫu của thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ.
Dự án nhằm giúp nông dân nâng cao kiến thức canh tác lúa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận, nhất là làm thay đổi tư duy canh tác như: Sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đương, có sổ theo dõi ghi chép, tổng kết đánh giá hiệu quả sau một vụ canh tác.
Đặc biệt, có sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc cung ứng vật tư nông nghiệp và thu mua sản phẩm, làm tăng chuỗi giá trị hạt gạo mang lợi ích cho người trồng lúa. Theo đó, Công ty Bayer Việt Nam sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương hỗ trợ và hướng dẫn nông dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả, kỹ thuật canh tác lúa từ khi gieo sạ đến thu hoạch, tìm doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân thuộc cánh đồng mẫu. Hiện dự án có hơn 300 nông dân đăng ký tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tận dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống thu nhập cho bà con nông dân, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình “Nuôi cá trắm cỏ trong lồng có bổ sung thức ăn viên” tại xã Tịnh Sơn - nơi có dòng sông Trà Khúc chảy qua.

Chiều ngày, 11-9, trong buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định sẽ cùng với tỉnh tháo gỡ khó khăn cho ngư dân nuôi ngao trên địa bàn do bị chết hàng loạt trong thời gian qua.

“Giống tiêu này sống khỏe, phát triển nhanh”, đó là ý kiến của các hộ trồng tiêu ghép Amazon trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những kết quả kiểm nghiệm thực tế về loại tiêu này từ phía cơ quan chức năng.

Thời gian gần đây, ngoài việc đối mặt với thời tiết, dịch bệnh, bà con nông dân ĐBSCL còn lo ngại trước tình trạng vật tư nông nghiệp kém chất lượng, bị làm giả, nhất là sản phẩm phân bón.

Việt Nam hiện đứng thứ sáu trên thế giới, thứ hai ở châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Tuy nhiên ngành hàng này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn gốc nguyên liệu, nhân công… khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).