Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình

Nông Dân Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình
Ngày đăng: 18/09/2013

Nhiều nông dân ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) chọn nuôi cá chình để phát triển kinh tế. Bởi cá chình dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn... Với giá từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, cá chình trở thành loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là đầu ra tương đối ổn định.

Người dân địa phương quen gọi ông Huỳnh Văn Tuấn (ấp Chủ Chọt, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân) là “tỷ phú cá chình”. Ông Tuấn bắt đầu làm giàu với con cá chình cách đây 5 năm. Hàng năm, mô hình nuôi cá chình mang về cho gia đình ông Tuấn hơn 300 triệu đồng lợi nhuận. Với diện tích ao nuôi 2.000m2, ông thả 1.200 con giống (loại cá 2 con/kg). Sau 10 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 4 - 6 kg/con.

Ông Tuấn chia sẻ: “Theo tôi, cá chình là loài thủy sản siêu lợi nhuận. Loại cá này dễ nuôi, nhẹ chi phí, giá cao và nhu cầu thị trường gần như quanh năm. Với hệ số thức ăn trung bình của cá chình là cứ 4,7kg mồi sẽ cho 1kg cá thịt, người nuôi có lãi rất cao”. Nuôi cá chình không chiếm diện tích mặt nước lớn nên những hộ ít đất sản xuất vẫn có thể áp dụng mô hình này.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân, nhận xét: “Nhiều nơi ở huyện Hồng Dân có nguồn nước lợ với độ mặn từ 3 - 4%o, rất thích hợp cho cá chình phát triển, lớn nhanh, ít bệnh, tỷ lệ đạt đầu con cao. Bên cạnh đó, thức ăn cho cá chủ yếu là nguồn cá rô phi có sẵn với giá 5.000 đồng/kg. Do vậy, bà con nuôi cá chình có thể hoàn toàn chủ động nguồn thức ăn cho cá. Kỹ thuật nuôi cá chình tương đối đơn giản. Toàn huyện có hơn 22.340 con cá chình nuôi trên tổng diện tích 2,6ha của 24 hộ, tập trung ở các xã Ninh Thạnh Lợi A, Ninh Hòa, Vĩnh Lộc…”.

Nhiều nông dân nuôi cá chình ở huyện Hồng Dân cho rằng “cá chình dễ bán như tôm”. Từ đó, người nông dân có thể yên tâm về đầu ra. Tuy nhiên, một trong những khó khăn của người nuôi là nguồn cá giống còn phụ thuộc vào thiên nhiên. Từ đó, nông dân thường gặp cảnh khan hiếm con giống do thị trường không cung ứng đủ nhu cầu.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm công nghiệp sôi động vụ nuôi mới! Nuôi tôm công nghiệp sôi động vụ nuôi mới!

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, tháng 7 là thời điểm thích hợp cho việc thả nuôi tôm vụ mùa mới, bởi không chỉ thuận lợi về điều kiện thời tiết, nguồn nước, môi trường, mà dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Hiện, tại các địa phương vùng Nam Cà Mau, người nuôi tôm đang khẩn trương việc cải tạo ao, đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, tất bật với các hoạt động thả nuôi, chăm sóc, bảo vệ, hứa hẹn một mùa thắng lợi.

27/07/2015
Ngăn chặn nạn khai thác hủy diệt Ngăn chặn nạn khai thác hủy diệt

Ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên các sông, hồ, kênh, rạch nội đồng rất phong phú và đa dạng. Song những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã giảm mạnh một cách đáng báo động.

27/07/2015
Hát Lừu (Trạm Tấu, Yên Bái) phát triển nuôi trồng thủy sản Hát Lừu (Trạm Tấu, Yên Bái) phát triển nuôi trồng thủy sản

Với điều kiện tương đối thuận lợi, nguồn nước dồi dào, thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã phát huy lợi thế, đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân.

27/07/2015
Tháo gỡ vướng mắc trong khai thác cá ngừ theo chuỗi Tháo gỡ vướng mắc trong khai thác cá ngừ theo chuỗi

Mới đây, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết đề án thí điểm tổ chức “khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” ở TP Tuy Hòa (Phú Yên).

27/07/2015
Cho phép khai thác một số loài hải đặc sản Cho phép khai thác một số loài hải đặc sản

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vừa có thông báo cho phép khai thác một số loài hải đặc sản tại vùng biển Bình Thuận. Theo đó, từ ngày 1/8/2015 đến hết ngày 31/3/2016, các tổ chức, cá nhân được khai thác các loài hải đặc sản bằng nghề lặn gồm sò lông, điệp quạt, dòm nâu, bàn mai, nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.

28/07/2015