Thị Trường Phân Bón Đa Dạng, Nông Dân Khó Lựa Chọn
Tây Nguyên đang bước vào mùa khô, là thời điểm thích hợp để nông dân chăm sóc, bón phân cho càphê, cao su, hồ tiêu… sau mùa thu hoạch. Năm nay, nguồn cung phân bón khá dồi dào, giá cả không có biến động nhiều, chủng loại khá đa dạng, phong phú.
Cụ thể, phân DAP hạt xanh giá 12.800 đồng/kg; phân DAP hạt nâu 10.600 đồng/kg; urê hạt trong 8.900 đồng/kg; urê hạt đục 8.950 đồng/kg; urê Phú Mỹ hạt trong 8.100 đồng/kg; kali hạt 8.550 đồng/kg; kali bột màu đỏ 8.100 đồng/kg; SA trắng 4.300 đồng/kg; SA hạt nhuyễn 3.200 đồng/kg…
Ông Trần Văn Tỏa, ở thôn 8, xã Ea B’hôk (Cư Kuin - Đắk Lắk), chia sẻ: “Gia đình có hơn 2ha càphê mới thu hoạch trước Tết, thời điểm này tôi đang tiến hành tưới đợt 2 và bón phân, chăm sóc, cải tạo vườn cho kịp niên vụ sau. Tuy nhiên, phân bón trên thị trường khá đa dạng, không biết nên lựa chọn loại nào cho hợp lý mà không lựa nhầm phân bón giả, kém chất lượng”.
Sở dĩ nông dân ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung băn khoăn, lo lắng bởi tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp... Năm 2013, Giám đốc Công ty sản xuất thương mại và dịch vụ Việt Nhật (trụ sở tại thị trấn Ea T’Ling (Cư Jút - Đắk Nông) đã bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi sản xuất, buôn bán phân bón giả.
Trước đó, công ty này đã kịp tuồn ra thị trường 118,8 tấn phân bón kém chất lượng, trong đó có 31 tấn phân bón đã bán cho người dân được cơ quan điều tra xác định là phân bón giả.
Còn tại Đắk Lắk, năm 2013, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh này đã tiến hành kiểm tra tại 63 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, lấy 148 mẫu phân đưa đi xét nghiệm, phát hiện 40 mẫu phân không đảm bảo chất lượng.
Thiết nghĩ, để hỗ trợ người sản xuất càphê đạt hiệu quả, ngoài nỗ lực kiểm tra kiểm soát thị trường của cơ quan chức năng, ngành nông nghiệp cần khuyến cáo nông dân cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn phân bón, nên chọn sản phẩm có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, hàm lượng dinh dưỡng ghi trên bao bì. Và tổ chức tuyên truyền, xây dựng mô hình tận dụng nguồn phân hữu cơ sinh học thay thế các loại phân hóa học nhằm giảm chi phí đầu vào, góp phần cải tạo đất, tạo đà sinh trưởng cho cây trồng để bà con học tập, làm theo.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, những mô hình trồng bí xanh, bí đỏ thế hệ lai đã góp phần giúp nông dân Vĩnh Phúc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, thay đổi tập quán canh tác và có thu nhập vượt trội so với trồng lúa.
Có ít nhất 12.000 tấn dưa hấu đang được thu hoạch trên diện tích khoảng 500ha thuộc 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú - Bến Tre). Mùa này, dưa trúng đậm với sản lượng trung bình 25 tấn/ha, nhưng giá bán chỉ từ 1.500-2.500 đồng/kg, rẻ nhất trong 10 năm qua. Tất cả nông dân trồng dưa đều không có lãi…
Đây là một acid béo quan trọng đối với cơ thể con người, góp phần đáng kể trong việc phòng ngừa các bệnh về tim mạch, làm giảm nồng độ triglycerides máu, hạ cholesterol, ngăn ngừa ung thư và bệnh tiểu đường...
Mặc dù có hàng trăm hộ dân có diện tích cà phê bị cháy lá do sương muối trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, nhưng gia đình anh Đỗ Xuân Khởi, Đội I, xã Chiềng Ban (Mai Sơn - Sơn La) vẫn làm ăn phát đạt khi rất nhiều người dân ở các xã trong huyện và các huyện lân cận tìm tới mua cây cam giống do anh lai ghép, chịu được sương muối và cho thu nhập kinh tế cao.
Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã giúp nhiều hộ chăn nuôi của xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ và xã Suối Rao, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) giảm chi phí, rủi ro về bệnh dịch...