Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rà Soát Để Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng

Rà Soát Để Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng
Ngày đăng: 20/07/2013

Tại TP.Quy Nhơn (Bình Định), ngày 18.7 Bộ NNPTNT đã tổ chức Hội nghị chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (DHNTB-TN).

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, toàn vùng DHNTB-TN bao gồm 11 tỉnh (6 tỉnh DHNTB từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và 5 tỉnh TN), có diện tích đất sản xuất lúa hàng năm 613.000ha, chiếm 7,9% diện tích lúa cả nước. Sản lượng lúa toàn vùng đạt 3,272 triệu tấn, chiếm 7,48% sản lượng lúa cả nước; năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt 53,4 tạ/ha, thấp hơn năng suất bình quân cả nước 2 tạ/ha.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán, bão lũ ở các tỉnh DHNTB-TN diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp còn chậm. Nhiều địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chưa gắn kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; các doanh nghiệp chưa tổ chức tốt việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa còn chậm, một số loại cây trồng chưa thể hiện ưu thế vượt trội so với sản xuất lúa, chưa có nguồn tiêu thụ ổn định.

Cục Trồng trọt cho rằng, nguyên nhân của những tồn tại trên là do công tác quy hoạch chuyển đổi cây trồng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường, yêu cầu thực tiễn đề ra. Vốn đầu tư nghiên cứu và phát triển hệ thống giống cây trồng, công nghệ chế biến nông sản còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi. Mối liên kết giữa tiêu thụ và sản xuất còn gặp nhiều khó khăn…

Thứ trưởng Bộ NNPTNT- ông Lê Quốc Doanh yêu cầu lãnh đạo Cục Trồng trọt phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp các tỉnh DHNTB-TN tập trung rà soát lại quy hoạch và bố trí vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, nhất là những diện tích lúa bấp bênh, kém hiệu quả cần chuyển sang cây trồng cạn như ngô lai, lạc, rau màu các loại để tăng hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó, các địa phương, doanh nghiệp cần tạo mối liên kết “4 nhà” chặt chẽ, hình thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân ổn định, bền vững. Các viện, trường, trung tâm nghiên cứu cần nghiên cứu, đề xuất, chuyển giao giống cây trồng cạn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng theo nhu cầu sản xuất tại các tỉnh DHNTB-TN.


Có thể bạn quan tâm

Giá Ớt Cao “Kỷ Lục” Giá Ớt Cao “Kỷ Lục”

Chị Thắm, bạn hàng tại chợ Châu Đốc (An Giang) cho biết: “Mấy ngày nay, giá ớt tại chợ tới 60.000 đồng/kg. Cứ lâu lâu ớt lại lên giá một lần nhưng ít khi lên đến mức này. Tôi phải xuống tận rẫy nông dân mua mà vẫn không đủ bán”. Nhiều nông dân cho biết, chỉ với giá 25.000 đồng/kg người trồng ớt đã thu lãi khoảng 10 triệu đồng/công. Mỗi lần xuống giống, ớt cho thu hoạch 3 đợt, năng suất bình quân 800 kg/công.

15/11/2013
Phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên cá tra trong nước nói chung và ở Tiền Giang nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân.

09/04/2015
Trung Quốc Trồng Thành Công 20.000ha Thanh Long: Thanh Long Việt Hết Độc Tôn Trung Quốc Trồng Thành Công 20.000ha Thanh Long: Thanh Long Việt Hết Độc Tôn

Là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, nhưng với tốc độ đầu tư triển khai trồng đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc có thể trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long VN.

15/11/2013
55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Theo Mô Hình VietGAP 55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Theo Mô Hình VietGAP

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

16/11/2013
Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh Lãi 100 Triệu Đồng/năm Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh Lãi 100 Triệu Đồng/năm

Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đang phát triển rất mạnh ở Cần Thơ, tập trung ở các huyện như Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và quận Ô Môn. Ông Nguyễn Hữu Huynh, ở P. Thới Hòa, Q. Ô Môn cho biết, với 2 ha mặt nước ruộng chuyên nuôi tôm luân canh trên nền đất lúa, mỗi vụ cho thu hoạch bình quân 1,6 tấn, lợi nhuận 90 - 100 triệu đồng. Lợi nhuận nuôi tôm càng xanh gấp đôi trồng lúa. Ngoài ra, mô hình luân canh này bền vững, giúp giảm lượng phân bón sử dụng cho lúa, tăng năng suất lúa, đồng thời giảm được lượng mùn bã hữu cơ và góp phần ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi.

16/11/2013