Nông Dân Thâm Canh Xoài Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Đạt Hiệu Quả Cao
Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định vừa tổ chức tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đạt tiêu chuẩn VietGAP đối với cây xoài Bình Định”.
Đây là một trong những hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án này do Công ty cổ phần Tư vấn chất lượng và Đào tạo Tín Việt (Đà Nẵng) thực hiện từ năm 2012, thông qua việc xây dựng 3 mô hình sản xuất xoài tại 3 phường Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn); xã Cát Hiệp và xã Cát Hanh (Phù Cát) diện tích 90 ha với sự tham gia của 30 hộ dân.
Nhằm thực hiện có hiệu quả dự án, doanh nghiệp đã điều tra thực trạng sản xuất xoài tại các địa phương, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt đạt tiêu chuẩn VietGAP trên cây xoài để hướng dẫn người dân áp dụng. Kết quả cho thấy, nông dân ứng dụng tốt các kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh đúng cách dẫn đến giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng.
Năng suất xoài tăng 16,67% so với trước khi thực hiện dự án, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, giá bán tăng 10%. Đây là cơ sở để chính quyền và nông dân các địa phương trong tỉnh đánh giá, lựa chọn nhân rộng mô hình ra diện rộng, nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Huyện Krông Búk có tổng diện tích 35.867,71 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 80%. Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của huyện thích hợp với cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.
Các tài liệu nghiên cứu về hành tây đã cho thấy, để đạt năng suất hành tây khoảng 30 tấn/ha thì cần 116kg N + 44kg P205 + 144kg K20.
Ông Lê Văn Phước Tưởng ở ấp 2, xã Mỹ Trà, TP Cao Lãnh cho biết, gia đình ông nuôi 3.000 m2 ao cá sặc rằn thu lãi gần 50 triệu đồng/năm.
Từ đầu tháng 5/2011 đến nay, người nuôi tôm hùm lồng ở TX Sông Cầu (Phú Yên) đã thu hoạch hơn 300 tấn tôm thương phẩm, bán với giá từ 1,5 đến 1,6 triệu đồng/kg, tăng từ 200.000 - 300.000 đồng/kg so với năm trước
Theo ông Hoàng Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Kiên Cường thì mục đích của các lớp tập huấn là nhằm tạo nghề, giúp nông dân có kỹ thuật sản xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời cũng để góp phần cho thương hiệu cà phê chồn Dak Lak ngày càng lớn mạnh hơn, đủ sức vươn xa ra và cạnh tranh trên thị trường thế giới.