Thị Trường Phân Bón Đa Dạng, Nông Dân Khó Lựa Chọn
Tây Nguyên đang bước vào mùa khô, là thời điểm thích hợp để nông dân chăm sóc, bón phân cho càphê, cao su, hồ tiêu… sau mùa thu hoạch. Năm nay, nguồn cung phân bón khá dồi dào, giá cả không có biến động nhiều, chủng loại khá đa dạng, phong phú.
Cụ thể, phân DAP hạt xanh giá 12.800 đồng/kg; phân DAP hạt nâu 10.600 đồng/kg; urê hạt trong 8.900 đồng/kg; urê hạt đục 8.950 đồng/kg; urê Phú Mỹ hạt trong 8.100 đồng/kg; kali hạt 8.550 đồng/kg; kali bột màu đỏ 8.100 đồng/kg; SA trắng 4.300 đồng/kg; SA hạt nhuyễn 3.200 đồng/kg…
Ông Trần Văn Tỏa, ở thôn 8, xã Ea B’hôk (Cư Kuin - Đắk Lắk), chia sẻ: “Gia đình có hơn 2ha càphê mới thu hoạch trước Tết, thời điểm này tôi đang tiến hành tưới đợt 2 và bón phân, chăm sóc, cải tạo vườn cho kịp niên vụ sau. Tuy nhiên, phân bón trên thị trường khá đa dạng, không biết nên lựa chọn loại nào cho hợp lý mà không lựa nhầm phân bón giả, kém chất lượng”.
Sở dĩ nông dân ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung băn khoăn, lo lắng bởi tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp... Năm 2013, Giám đốc Công ty sản xuất thương mại và dịch vụ Việt Nhật (trụ sở tại thị trấn Ea T’Ling (Cư Jút - Đắk Nông) đã bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi sản xuất, buôn bán phân bón giả.
Trước đó, công ty này đã kịp tuồn ra thị trường 118,8 tấn phân bón kém chất lượng, trong đó có 31 tấn phân bón đã bán cho người dân được cơ quan điều tra xác định là phân bón giả.
Còn tại Đắk Lắk, năm 2013, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh này đã tiến hành kiểm tra tại 63 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, lấy 148 mẫu phân đưa đi xét nghiệm, phát hiện 40 mẫu phân không đảm bảo chất lượng.
Thiết nghĩ, để hỗ trợ người sản xuất càphê đạt hiệu quả, ngoài nỗ lực kiểm tra kiểm soát thị trường của cơ quan chức năng, ngành nông nghiệp cần khuyến cáo nông dân cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn phân bón, nên chọn sản phẩm có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, hàm lượng dinh dưỡng ghi trên bao bì. Và tổ chức tuyên truyền, xây dựng mô hình tận dụng nguồn phân hữu cơ sinh học thay thế các loại phân hóa học nhằm giảm chi phí đầu vào, góp phần cải tạo đất, tạo đà sinh trưởng cho cây trồng để bà con học tập, làm theo.
Related news
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngày 14/3, giá cá tra nguyên liệu về đến nhà máy không phân biệt chất lượng đã tăng lên 26.500-27.000 đồng/kg nhưng vẫn không có đủ để cung cấp.
Mới 5 giờ sáng, chợ Bình Hải (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã xôn xao tiếng kẻ mua người bán làm bừng dậy cả một vùng biển. Ngoài khơi, hàng chục chiếc tàu của ngư dân tiến vào bờ. Nhiều thúng chai được huy động chở ăm ắp cá, mực từ tàu vào bờ tiêu thụ. Trên gương mặt rám nắng của những ngư dân rạng rỡ niềm vui vì thành quả của một đêm “thức cùng biển” là cá, mực đầy khoang.
Sau Tết, người trồng mì ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) rất phấn khởi vì giá thu mua cao. Trong khi đó, thương lái thu mua mì lại kêu không có lãi…
Ngoài xã Lộc An, Trung tâm khuyến nông-lâm-ngư tỉnh cũng đã hỗ trợ khoảng 12.000 con cá đối mục giống cho các điểm nuôi thử nghiệm ở huyện Phú Vang và Quảng Điền.
Trước thực trạng này, từ năm 2011 đến năm 2013, được sự hỗ trợ của dự án cạnh tranh nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ Thực vật đã thực hiện chương trình phân tích, giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm rau, củ, quả và trái cây tại các vùng trọng điểm rau xanh.