Thị trường lúa gạo sôi động đến đầu 2016
Đến thời điểm này, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục có những dấu hiệu khả quan, khác hẳn so với từ giữa tháng 9 trở về trước.
Khi Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã trúng thầu cung ứng 450.000 tấn trong tổng số 700.000 tấn cho Philippines giá lúa, gạo trong nước đã tăng lên.
Điều này cho thấy dấu hiệu thị trường có sự khởi sắc hơn khi các doanh nghiệp cho biết còn bán thêm 1 triệu tấn gạo cho thị trường khác.
Về vấn đề này, PV Đài TNVN khu vực ĐBSCL đã phỏng vấn ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), về tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Thị trường lúa gạo vùng ĐBSCL đang “ấm dần lên”.
Vậy, theo ông chiều hướng thuận lợi này sẽ còn kéo dài đến vụ đông xuân tới hay không?
Theo những gì đã và đang diễn ra ở ngành lúa gạo Việt Nam trong thời điểm này thì ngay cuộc họp gần đây nhất của Ban chấp hành Hiệp hội cũng có nhận định mà tôi thấy rằng là hơi đảo chiều so với nhận định giữa tháng 9 trở về trước.
Từ lúc thị trường rất trầm lắng cho đến sau tháng 9 thì bắt đầu sôi động trở lại.
Những dấu hiệu đó thể hiện rất rõ trong quá trình mua bán gạo ở ĐBSCL.
Tôi đang hình dung, với những cơ sở đang có thị trường thì có thể những tháng đầu năm 2016 tình hình mua bán gạo xuất khẩu vẫn tốt.
Ông Huỳnh Thế Năng - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) - trả lời phỏng vấn PV Đài TNVN.
Những ảnh hưởng của mùa nước năm nay sẽ tác động ra sao đến việc sản xuất vụ lúa đông xuân và nguồn cung cho các doanh nghiệp thu mua lúa gạo, thưa ông?
- Vấn đề chính là quay trở lại mình tổ chức sản xuất như thế nào.
Thu hoạch vụ thu đông và tổ chức sản xuất vụ đông xuân ra sao.
Một cách nhìn tổng thể thấy rằng năm nay nước đến ĐBSCL thấp.
Một số khu vực có khả năng tổ chức sản xuất sớm.
Theo thông tin của Cục trồng trọt khu vực phía Nam, diện tích thu hoạch sớm ngay tháng 12, tháng Giêng là đã có lúa thu hoạch rồi.
Đây là thông tin rất quan trọng để định vị gắn sản xuất và tiêu thụ.
Vậy theo ông, gạo hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu đã được các doanh nghiệp thành viên chuẩn bị đủ nguồn cung? - Hiện nay các hợp đồng ký kết gần như nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội lương thực Việt Nam đã chuẩn bị đủ hàng hóa, cơ bản đủ cho luôn quý 1.
Một số doanh nghiệp thiếu chút ít thì sẽ mua bổ sung vào cuối đợt thu hoạch vụ thu đông này và thu hoạch sớm của vụ lúa đông xuân.
Các doanh nghiệp hoàn toàn bình tĩnh để thỏa mãn 2 yêu cầu một lúc cho ngành lúa gạo để vừa giữ được giá lúa cho bà con nông dân vừa tránh được rủi ro cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Bột dong ở Bình Lư khi làm miến vừa trong, vừa dẻo, sợi miến làm ra dài tới mấy mét mà không đứt gãy. Miến nấu lên vừa ngon mềm, vừa dai và trơn mát...
Đã từng là một sỹ quan, bác sĩ quân y, thuộc biên chế của Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, cách đây 15 năm ông Nguyễn Công Suất đã tự nguyện xin giải ngũ khỏi ngành để theo đuổi việc trồng, chế biến và đưa cây gấc thành một thứ dược liệu quý.
Với mục đích kết nối hội viên, nông dân (ND) và doanh nghiệp để tìm kiếm đối tác, tiêu thụ sản phẩm nông sản, vừa qua, Trung tâm Trợ giúp ND thuộc Hội ND TP.Hà Nội đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp với ND trên địa bàn huyện Ba Vì.
Mặc dù đã sắp đến kỳ thu hoạch, nhưng hàng trăm ha lúa không kết hạt khiến bà con nông dân (ND) xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) trắng nguồn thu.
Việc đưa cây hibiscus (còn gọi là cây bụp giấm, atisô đỏ) trồng dưới tán bạch đàn, cau và ép chúng ra hoa, quả thành công đã mở ra hướng làm giàu mới cho người dân các huyện Yên Thế, Tân Yên. Theo tính toán, trồng xen hibiscus có thể cho lãi 120 - 150 triệu đồng/ha/năm.