Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Gỗ Nội Địa Bị Bỏ Ngỏ

Thị Trường Gỗ Nội Địa Bị Bỏ Ngỏ
Ngày đăng: 23/02/2012

Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Ông có nhận định gì về thị trường gỗ nội địa ?

- Với nhu cầu tiêu dùng của gần 100 triệu dân, thị trường gỗ nội địa rất có tiềm năng, ước tính khoảng một tỷ USD/năm. Tuy nhiên, lâu nay các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ và ngay cả cơ quan quản lý lĩnh vực này mới chỉ tập trung cho xuất khẩu mà chưa quan tâm đúng mức thị trường nội địa. Bằng chứng là cho tới nay, chúng ta vẫn chưa có một thống kê cụ thể về lượng sản phẩm gỗ tiêu thụ trong nước hàng năm; rồi nguyên liệu chính là loại gỗ gì, lấy từ đâu và chính sách để phát triển thị trường gỗ nội địa vẫn còn thiếu. Trong khi đó sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gỗ lại được thống kê một cách rõ ràng (năm 2011 xuất khẩu đồ gỗ đạt 4,1 tỷ USD). Và điều đáng buồn là chúng ta bỏ ngỏ thị trường trong nước nhưng lại phải nhập đồ gỗ về tiêu dùng.
Theo ông, đâu là "điểm yếu"lớn của việc tiêu thụ gỗ tại thị trường nội địa ?
- Hiện nay, thị trường gỗ nội địa đang thiếu hẳn hệ thống kênh phân phối một cách hoàn chỉnh, cả bán buôn và bán lẻ mà các cơ sở sản xuất vẫn phải tự sản tự tiêu. Cùng với đó, các doanh nghiệp gỗ mải mê cho xuất khẩu nên chỉ chú ý đến sản phẩm gỗ ngoại thất, tuy nhiên do đặc thù khí hậu tại Việt Nam và thói quen tiêu dùng của người Việt chủ yếu là đồ gỗ nội thất.
Vậy để phát triển thị trường trong nước, cần có giải pháp gì, thưa ông ?
- Trước hết, cần thiết lập được hệ thống kênh phân phối bài bản và rộng khắp, để đảm bảo vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Một yếu tố quan trọng nữa, là Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường gỗ nội địa. Hiện nay, thuế xuất khẩu gỗ là 0% trong khi đó gỗ nội địa lại phải chịu nhiều loại thuế hơn như thuế môn bài, thuế tiêu thụ doanh nghiệp… Rõ ràng nếu xác định được tương quan thị trường nội địa và xuất khẩu sẽ có những cơ chế đúng đắn để phát triển lành mạnh các thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ gỗ cũng phải tìm cách thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Trong đó, chú ý chuyển hướng từ đồ gỗ cao cấp sang phân khúc hàng trung bình và liên kết giữa các doanh nghiệp theo từng công đoạn để tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Xin cảm ơn ông !
Hiện nay, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam đang phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế của Đức (GIZ) cùng nghiên cứu về thị trường gỗ nội địa tại một số tỉnh thành phố, như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh... Trong đó, dự kiến tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu sẽ đi các phố đồ gỗ như La Thành, Hoàng Hoa Thám… để điều tra cụ thể.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Cá Rô Phi Sẽ Thay Thế Một Phần Cá Tra Xuất Khẩu Cá Rô Phi Sẽ Thay Thế Một Phần Cá Tra

Mặc dù cách đây 10 năm, cá rô phi đã được Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) triển khai đề án phát triển để đưa thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, nhưng đến gần đây cá rô phi mới trở thành đối tượng nuôi có thị trường tiêu thụ tốt cả trong nước lẫn xuất khẩu, và sẽ được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian tới.

20/01/2015
Giá Xuất Khẩu Cá Tra Sang Thái Lan Tăng Nhẹ Trong Năm 2014 Giá Xuất Khẩu Cá Tra Sang Thái Lan Tăng Nhẹ Trong Năm 2014

Mặc dù giá XK cá tra sang Thái Lan tăng nhưng đây chỉ là giá sản phẩm phile đông lạnh. Năm 2014, Việt Nam không XK cá tra phile ướp lạnh, tươi sang thị trường này, trong khi năm 2013 Việt Nam XK gần 30 tấn mặt hàng này sang thị trường Thái Lan.

20/01/2015
Tôm Át Chủ Bài Của Xuất Khẩu Thủy Sản Tôm Át Chủ Bài Của Xuất Khẩu Thủy Sản

Tôm có vị thế đó vì duy trì tỷ trọng trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Năm 2014, tôm Việt Nam có mặt tại 15 thị trường thống kê được danh tính, nghĩa là còn một số địa chỉ khác gộp vào nhóm “các thị trường khác”. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam với 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, trong khi chiếm gần 30% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Về trị giá, xuất khẩu tôm vào Mỹ hơn xuất khẩu sang Nhật Bản xếp thứ 2 gần 9% và xếp thứ 3 là khối EU khoảng 10% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam.

20/01/2015
Người Nuôi Rắn Hổ Hèo Khóc Ròng Người Nuôi Rắn Hổ Hèo Khóc Ròng

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã, chúng tôi tìm đến ấp Tây Bình, vừa rẽ vào con kênh ở ấp để hỏi thăm đến nhà một hộ nuôi rắn từ chương trình, thì một phụ nữ chạy ra hỏi: “Hai chú mua rắn hả, nhiều hay ít…”. Qua đó, cũng đủ biết các hộ nuôi rắn ở đây ngóng chờ người mua như thế nào.

20/01/2015
Siết Chặt Kiểm Soát Thú Y Siết Chặt Kiểm Soát Thú Y

Năm 2014, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng trên địa bàn Hà Nội vẫn cơ bản được kiểm soát. Đặc biệt, trong năm, Hà Nội không xảy ra ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm.

20/01/2015