Thị Trường Gỗ Nội Địa Bị Bỏ Ngỏ
Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Ông có nhận định gì về thị trường gỗ nội địa ?- Với nhu cầu tiêu dùng của gần 100 triệu dân, thị trường gỗ nội địa rất có tiềm năng, ước tính khoảng một tỷ USD/năm. Tuy nhiên, lâu nay các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ và ngay cả cơ quan quản lý lĩnh vực này mới chỉ tập trung cho xuất khẩu mà chưa quan tâm đúng mức thị trường nội địa. Bằng chứng là cho tới nay, chúng ta vẫn chưa có một thống kê cụ thể về lượng sản phẩm gỗ tiêu thụ trong nước hàng năm; rồi nguyên liệu chính là loại gỗ gì, lấy từ đâu và chính sách để phát triển thị trường gỗ nội địa vẫn còn thiếu. Trong khi đó sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gỗ lại được thống kê một cách rõ ràng (năm 2011 xuất khẩu đồ gỗ đạt 4,1 tỷ USD). Và điều đáng buồn là chúng ta bỏ ngỏ thị trường trong nước nhưng lại phải nhập đồ gỗ về tiêu dùng.
Theo ông, đâu là "điểm yếu"lớn của việc tiêu thụ gỗ tại thị trường nội địa ?
- Hiện nay, thị trường gỗ nội địa đang thiếu hẳn hệ thống kênh phân phối một cách hoàn chỉnh, cả bán buôn và bán lẻ mà các cơ sở sản xuất vẫn phải tự sản tự tiêu. Cùng với đó, các doanh nghiệp gỗ mải mê cho xuất khẩu nên chỉ chú ý đến sản phẩm gỗ ngoại thất, tuy nhiên do đặc thù khí hậu tại Việt Nam và thói quen tiêu dùng của người Việt chủ yếu là đồ gỗ nội thất.
Vậy để phát triển thị trường trong nước, cần có giải pháp gì, thưa ông ?
- Trước hết, cần thiết lập được hệ thống kênh phân phối bài bản và rộng khắp, để đảm bảo vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Một yếu tố quan trọng nữa, là Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường gỗ nội địa. Hiện nay, thuế xuất khẩu gỗ là 0% trong khi đó gỗ nội địa lại phải chịu nhiều loại thuế hơn như thuế môn bài, thuế tiêu thụ doanh nghiệp… Rõ ràng nếu xác định được tương quan thị trường nội địa và xuất khẩu sẽ có những cơ chế đúng đắn để phát triển lành mạnh các thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ gỗ cũng phải tìm cách thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Trong đó, chú ý chuyển hướng từ đồ gỗ cao cấp sang phân khúc hàng trung bình và liên kết giữa các doanh nghiệp theo từng công đoạn để tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Xin cảm ơn ông !
Hiện nay, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam đang phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế của Đức (GIZ) cùng nghiên cứu về thị trường gỗ nội địa tại một số tỉnh thành phố, như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh... Trong đó, dự kiến tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu sẽ đi các phố đồ gỗ như La Thành, Hoàng Hoa Thám… để điều tra cụ thể.
Related news
Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000 m². Sau hơn 1 năm triển khai, thực hiện và chuyển giao công nghệ mô hình nấm cao cấp cho thấy: Khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu Điện Biên, mang lại giá trị kinh tế cao.
Từ ngày 1/6/2013, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu bắt đầu bán bảo hiểm tôm nuôi năm 2013 cho các xã, phường thí điểm. Mặc dù hơi muộn so với lịch thời vụ thả giống nhưng đó là một tin vui đối với người nuôi tôm, góp phần chia sẻ rủi ro, an sinh xã hội và kích thích phong trào nuôi tôm trong tỉnh phát triển.
Vụ ĐX 2012 - 2013, huyện Tuy Phước (Bình Định) xây dựng 13 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại các xã: Phước Quang, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Nghĩa và Phước Lộc, tổng diện tích 552 ha, có 3.095 nông hộ tham gia. Trong đó, liên kết sản xuất lúa giống hơn 341 ha, 2.009 hộ tham gia. Nông dân đã thu lãi khá từ sản xuất lúa giống.
Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, tỉnh Cà Mau chia thành 2 vùng kinh tế chủ đạo mặn và ngọt. Tuy nhiên, thời gian qua, khi cây trồng chủ đạo của vùng ngọt là lúa lại không mang đến lợi nhuận cho người dân thì vật nuôi mũi nhọn vùng mặn là con tôm có xu hướng lấn áp.
Nhằm khai thác và tận dụng triệt để tiềm năng của đất đai, người dân xã Cao Trĩ (Ba Bể, Bắc Kạn) đã trồng xen cây rau bồ khai dưới tán cây cây hồng, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân. Đây cũng được xem là một hướng phát triển kinh tế có nhiều triển vọng của địa phương.